Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
7 lượt xem
Câu 2: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Thêm trạng ngữ cho câu". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng chỉ hoạt động).
- Việc chuyển đổi câu chủ động, thành bị động (ngược lại) nhằm mục đích liên kết các câu trong đoạn văn.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Câu chủ động, câu bị động
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác.
- VD: Mẹ mắng em vì em không nghe lời.
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
- VD: Vì em không nghe lời nên em bị mẹ mắng.
II- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Mục đích: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
VD1: Từ thuở nhỏ, cha dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ
=> Chuyển: Từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.
VD2: Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa.
=> Chuyển: Đô thị hóa ngày càng sâu rộng đang thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Ca Huế trên sông Hương
- Hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Soạn văn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Nội dung chính bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 3
- Soạn văn bài: Câu đặc biệt
- Đọc bài văn sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương
- Sưu tầm những câu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Em hãy đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn và gạch chân câu rút gọn đó