Vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ
Câu 1: Trang 45 sgk ngữ văn 7 tập 2
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu.Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ ?
a. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...].Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
b. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
Bài làm:
- Không thể lược bỏ trạng ngữ của các câu trên bởi vì:
- Nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt, khi vắng mặt trạng ngữ, ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định. Chúng ta thử lược bỏ các thành phần trạng ngữ trong các câu để nhận xét:
- Ở ví dụ a
- trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
- mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
- vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
- Ở ví dụ b
- lá bàng đỏ như màu đồng hun.
- Không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào, ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định
- ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun =>Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian mùa đông, thì lá bàng được so sánh giống màu đồng hun có vẻ là bất hợp lí,ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác.
Xem thêm bài viết khác
- Trước khi đọc bài văn này, em biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết
- Hãy pháp biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng,...) của truyện Sống chết mặc bay
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt trong ngữ văn 7 kì 2
- Nội dung và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay
- Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó
- Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ
- Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính”?
- Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó
- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản tương ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 2 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
- Soạn văn 7 tập 2 bài Luyện tập lập luận giải thích