Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Lá lành đùm lá rách
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Lá lành đùm lá rách
Bài làm:
Tình cảm tương thân tương ái, là truyền thống cao đẹp của nhân dân ta. Câu tục ngữ :”Lá lành đùm lá rách” như lời nhắc nhở cúa của cha ông ta với mọi người cần biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau trong gia đình và trong cả nước.
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh chiếc lá bị rách, ta có thể dùng chiếc lá lành để đùm lại thay vì vứt chiếc lá đó đi. Ta như hình dung đến chiếc bánh chưng ngày tết, chiếc lá to được bà xếp ngoài bọc những chiếc lá nhỏ hơn tạo thành phần lá rộng để bao bọc lấy những hạt gạo trắng ngần, tạo nên chiếc bánh vuông vắn và xinh xắn. Vậy nếu các lớp lá không cùng đồng lòng chung sức, sao chúng ta có thể gói lại được một chiếc bánh lớn. Trong cuộc sống của con người cũng vậy, “lá lành” là những người có cuộc sống giàu có, thuận lợi còn “lá rách” là những người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn hơn. Vì vậy, giúp đỡ người kém may mắn hơn ta, yêu thương và đùm bọc khi họ gặp khó khăn là lời nhắn nhủ đế mỗi người qua câu tục ngữ này.
Đây là câu tục ngữ mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh khó khăn, là những người già neo đơn không nơi nương tựa, là bạn học cùng lớp có hoàn cảnh gia đình gặp nhiều bất hạnh hay một người khuyết tật không thể kiếm sống…. Chúng ta không nên ghẻ lạnh, chê bai những bất hạnh của người khác. Họ rơi vào những hoàn cảnh đó là điều không mong muốn nên cuộc sống đã rất khó khăn, trắc trở. Điều họ cần chính là sự động viên, an ủi, sự cảm thông và tấm lòng nhân ái của mọi người xung quanh để vượt qua nỗi bất hạnh. Chúng ta cần phát huy tinh thần nhân ái, giúp đỡ họ dù bằng vật chất hay lời động viên tinh thần, đó là nghĩa cử cao đẹp và cần thiết trong xã hội.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng và là bài học đạo lí được mẹ cha truyền lại cho con cái như bài học vỡ lòng từ thuở bé. Tinh thần tương thân tương ái ấy đã được gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ. Mỗi chúng ta cần noi gương các thế hệ đi trước, bằng cách hành động thiết thực để giúp đỡ mọi người xung quanh. Quyên góp chiếc áo cũ không mặc đến hay tập vở, cây bút để giúp đỡ các bạn học sinh vùng sâu vùng xa… cho đi cũng chính là nhận lại, chúng ta sẽ thấy thanh thản và yêu cuộc sống hơn:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn
Câu tục ngữ đã thể hiện truyền thống đạo lí, nhân ái cao đẹp của nhân dân ta. Trong xã hội ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách” nên được phát huy cao độ, để xây dựng một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy
- Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 4
- Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán
- Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu rút gọn
- Nội dung chính bài: Liệt kê
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Từ tình huống cụ thể đó, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáp (Chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp)
- Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phân Bội Châu
- Nội dung chính bài: Rút gọn câu
- Soạn văn bài: Câu đặc biệt
- Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?