Nội dung chính bài Ý nghĩa văn chương
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Ý nghĩa văn chương"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982) quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Ông tạo được một phong cách phê bình riêng, thể hiện nổi bật trong cuốn Thi nhân Việt Nam - trong đó ông giới thiệu, phê bình và tuyển chọn những tác giả ưu tú, những tác phẩm đặc sắc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1945).
- Tác phẩm: “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”
2. Phân tích văn bản
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
- Cách vào đề: bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. Luận điểm được dẫn dắt và nêu theo lối quy nạp.
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và muôn vật, muôn loài -> lòng nhân ái => quan niệm đúng, chưa đầy đủ
=> Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài
b. Ý nghĩa và công dụng của văn chương:
Ý nghĩa của văn chương:
- Là hình dung của sự sống
- Sáng tạo ra sự sống.
=> Giải thích ngắn gọn công dụng, đặc thù của văn chương (chức năng) của văn chương tìm tòi, thể hiện cái mới.
=> Văn chương phản ánh đời sống, thậm chí sáng tạo ra đời sống làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha
=> Khẳng định, nhấn mạnh nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
Công dụng của văn chương:
- Để nêu rõ công dụng to lớn của văn chương, tác giả đã giải thích và chứng minh bằng các câu văn, luận cứ:
- Người chỉ cặm cụi...cái mãnh lực...
- Cuộc đời phù phiếm. chật hẹp... trở nên thâm trầm, rộng rãi...
- Thấy núi non, hoa cỏ đẹp, nghe tiếng chim, tiếng suối.
- Lịch sử nếu xoá bỏ văn chương thì xoá bỏ hết dấu vết.
=> Lập luận bằng lí lẽ và cảm xúc, lời văn có hình ảnh, câu hỏi tu từ
=> Khẳng định văn chương bồi đắp tình cảm tốt đẹp, làm giàu tâm hồn con người.
Câu văn cuối cùng khẳng định:
- Thế giới, cuộc đời thật nghèo nàn và buồn chán, thực dụng khi không còn nhà văn, không còn văn chương.
-> Được chứng minh bằng cách nối tiếp, cụ thể, giả định.
-> Đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
- Theo Hoài Thanh, "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Quan niệm ấy đúng không ? Rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích: Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người...
- Tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương... Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác.
2. Ý nghĩa và công dụng của văn chương:
Ý nghĩa:
- Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng:
- Hình dung với nghĩa là sự phản ánh bằng hình ảnh - hình tượng nghệ thuật - 1 cách thể hiện đặc trưng, đặc thù của văn chương NT
- Đối tượng của văn chương: Thiên nhiên, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống, thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn => tái hiện trên giấy hoặc truyền miệng.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống.
- Thế giới NT trong tác phẩm cũng sống động, hoạt động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống với cuộc đời thực.
- Văn chương dẫn lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
=> Nhà văn sáng tạo, tìm tòi, thể hiện cái mới bằng hình tượng NT ngôn từ chứ không chụp ảnh cuộc đời, vẽ truyền thần, nặn khuôn mẫu có sẵn . Hình dung với nghĩa là phản ánh bằng hình ảnh, hình tượng nghệ thuật, một cách thể hiện rất đặc trưng, đặc thù của văn chương nghệ thuật. Đối tượng của văn chương chính là TN, vạn vật và chủ yếu là cuộc sống con người. Thế giới tâm hồn con người qua cảm nhận của nhà văn rồi tái hiện trên trang giấy. Sáng tạo ra sự sống nghĩa là thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động, linh hoạt, phức tạp với những đặc điểm riêng).
Công dụng:
- Giúp cho người đọc có tình cảm và gợi lòng vị tha:
- Dẫn chứng : về sự xúc động của một người sau khi xem truyện, hay ngâm thơ.
- Gây cho người đọc có tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có -> khiến cho cuộc đời ta thâm trầm và rộng rãi hơn.
- Biết thưởng thức, nhìn nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên, cuộc sống
- D/c: Thiên nhiên nhờ đi vào văn chương nên được mọi người thấy đẹp hơn, hay hơn.
=> Văn chương làm cho tình cảm của người đọc trở nên phong phú, sâu sắc, tốt đẹp hơn. Văn chương thật kì diệu, làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm ý vị. Cuộc đời không thể thiếu văn chương bởi tâm hồn, tình cảm của ta, cuộc sống của ta nhờ được bồi đắp, tôn vinh, tô điểm bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Tổng kết
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh…
- Nội dung- Ý nghĩa: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Cái răng, cái tóc là góc con người
- Soạn văn 7 tập 2 bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Nếu các luận điểm trong các bài nghị luận ở bài 20,21,23
- Soạn văn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính
- Nội dung chính bài: Rút gọn câu
- Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi
- Soạn văn 7 bài: Quan Âm Thị Kính Trang 111 sgk
- Trong đoạn văn, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
- Hãy lựa chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam
- Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi