Tìm trạng ngữ,phân loại các trạng ngữ vừa tìm được. Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết
Câu 5 +6 : Trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 2
Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:
a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của Tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được.
Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh họa
Bài làm:
Các trạng ngữ và phân loại :
- Trạng ngữ chỉ thời gian :khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
- Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn): trong cái vỏ xanh kia; dưới ánh nắng
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân : vì cái chất quý trong sạch của Trời
- Trạng ngữ chỉ cách thức: như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết
- Trạng ngữ chỉ phương tiện : với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây
Các loại trạng ngữ trên đây cũng là các loại trạng ngữ mà chúng ta thường sử dụng khi nói, viết. Ngoài ra còn có trạng ngữ khác như :
- Trạng ngữ chỉ mục đích, ví dụ : Các công ty, để chống trộm, đã trang bị các thiết bị báo động
Xem thêm bài viết khác
- Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó
- Nội dung chính bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm lửng. Nêu công dụng của dấu chấm lửng đó
- Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói
- Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không?
- Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì về cách nói năng?
- Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
- Soạn văn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
- Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
- Soạn văn 7 tập 2 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Bài văn mẫu lớp 7 số 6 đề 2 Đề 2 bài tập làm văn số 6 Ngữ văn 7