Nội dung chính bài: Dấu gạch ngang
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Dấu gạch ngang". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
- Đặt ở đầu dòng đê đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh
Cách phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
B. Nội dung chính cụ thể
1. Công dụng của dấu gạch ngang.
- Dùng để liệt kê (dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng)
Ví dụ 1: Danh sách học sinh giỏi:
– Nguyễn Song Ngân
– Mai Kim Lan
– Vũ Đức Tiến
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
Ví dụ 2:
Ông hỏi:
– Cháu tên gì ?
– Dạ cháu tên Hiền ạ ! – Hiền trả lời
- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu (dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu)
Ví dụ 3: Nha Trang – một thành phố biển tuyệt đẹp của tỉnh Khánh Hòa.
- Nối các từ nằm trong một liên danh
Ví dụ 4: Chuyến xe Hà Nội – Hải Phòng sắp khỏi hành.
- Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số
Ví dụ 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969), giai đoạn 1945 – 1975 gia đình tôi bị chia cắt.
- Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ
Ví dụ 6: Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào,...
2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
- Dấu gạch ngang có kí hiệu (–), là một dấu câu và dài hơn hơn dấu gạch nối. Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Giữa nó và các từ, tiếng khác phải có dấu cách (khoảng trắng) ở hai bên.
VD: –Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ này chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren.
- Dấu gạch nối đầu tiên "– Các con...." là dấu gạch ngang
- Béc-lin, An-dát, Lo-ren.. là dấu gạch nối
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảnh người nông dân trong truyện ngắn Sống chết mặc bay
- Soạn văn bài: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Soạn văn 7 tập 2 bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
- Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? Tư tưởng ấy thể hiện những luận điểm nào ?
- Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì
- Soạn văn 7 tập 2 bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Ca Huế trên sông Hương
- Soạn văn 7 bài: Ôn tập phần Tập làm Văn
- Nội dung chính bài: Liệt kê
- Soạn văn bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
- Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn gọn