Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 1 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Số 1

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 1 là tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo.

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng 0,5 điểm).

“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.

(Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25)

1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

  1. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
  2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.
  3. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
  4. Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn.

2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

  1. Miêu tả.
  2. Biểu cảm.
  3. Tự sự.
  4. Nghị luận.

3. Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” thuộc kiểu câu gì?

  1. Câu đơn bình thường.
  2. Câu đặc biệt.
  3. Câu ghép.
  4. Câu rút gọn.

4. Câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” là câu bị động đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

5. Trong câu: “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm”, đâu là thành phần trạng ngữ?

  1. Trên những nương cao.
  2. Mạch ba góc.
  3. Mùa thu.
  4. Chín đỏ sậm

6. Trong các câu sau đây, câu nào không phải là tục ngữ?

  1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
  2. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  3. Đầu voi đuôi chuột.
  4. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

II. Tự luận (7 điểm)

1. Đặt 2 câu trong đó có một câu sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian, một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn (2đ).

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 -7 câu giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Có chí thì nên”. (5đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

b

d

d

a

a

c

II. Phần tự luận

1. HS đặt được câu đúng chính tả, rõ ràng về nghĩa.

- 1 câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian (1đ).

- 1 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn (1đ).

2. Viết đoạn văn

- HS giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa của nó: Trong cuộc sống, có lí tưởng, ý chí, nghị lực thì nhất định sẽ thành công. (1đ)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

+ “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại. (1đ)

+ “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.

+ “Có chí thì nên”: nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. (1đ)

- Dẫn chứng (1đ)

- Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người. (1đ)

Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Chủ đề liên quan