Phân tích bảng 1, đọc thông tin, hãy: So sánh các tiêu chí trong bảng số liệu giữa vùng Đông Nam Bộ với cả nước
29 lượt xem
3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội
Phân tích bảng 1, đọc thông tin, hãy:
- So sánh các tiêu chí trong bảng số liệu giữa vùng Đông Nam Bộ với cả nước
- Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Đông Nam Bộ
- Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
Bài làm:
So sánh:
- Đông Nam Bộ có dân số chiếm 17,4% dân số cả nước năm 2014
- Mật độ dân số ở Đông Nam Bộ cao gấp 2,4 lần mật độ dân số cả nước
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn cả nước
- Thu nhập bình quân đầu người/ tháng của Đông Nam Bộ cao gấp 1,5 lần cả nước.
- Tuổi thọ trung bình và tỉ lệ người biết chữ của vùng đều cao hơn cả nước.
Đặc điểm dân cư và xã hội của Đông Nam Bộ:
- Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
- Vùng có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề.
- Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì:
- Đông Nam Bộ là vùng có nhiều chỉ tiêu về dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình của cả nước (thu nhập bình quân đầu người một tháng, học vấn, tuổi thọ trung bình và mức độ đô thị hoá). Trong đó, đặc biệt có một số chỉ tiêu rất cao như: GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị.
- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
- Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi…
=> Chính vì vậy, trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp cao như hiện nay, nhiều lao động từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội việc làm với hi vọng có được cơ hội thu nhập khá hơn, có đời sống văn minh hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Cu Ba (1953 - 1959)?
- Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước hoàn thành có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nước ta sau này?
- Giải thích tại sao trong những năm 60 -80 của thế kỉ XX, khu vực Mĩ Latinh được ví như "Lục địa bùng cháy"? Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài ở Mĩ Latinh và kết quả của mỗi giai đoạn?
- Đọc thông tin kết hợp với kênh hình, hãy trinh bày suy nghĩ của em về những thành tựu chủ yếu của nền khoa học - kĩ thuật Mĩ?
- Cho biết vì sao năm 1960 được ghi nhận là "Năm châu Phi". Dựa vào lược đồ hình 10, hãy kể tên các nước giành độc lập trong năm 1960?
- Quan sát các ảnh trong hình 1, kết hợp với những hiểu biết của em, trình bày những thay đổi của nền kinh tế nước ta trước và trong thời kì đổi mới. Nêu nguyên nhân?
- Giải bài 23: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
- Từ những thành tựu khôi phục đất nước của Liên Xô (từ năm 1945 đến năm 1950), Việt Nam có thể học hỏi được gì? Lý giải vì sao?
- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu ( 1988-1991) đã tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế?
- Đọc thông tin, kết hợp với những hiểu biết của em, hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn của của khí hậu đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Nhận xét chỉ số phát triển công nghiệp của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2014. Kể tên các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ và sự phân bố của chúng?
- Giải bài 24: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975