Quán sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn
II. VI KHUẨN
1/ Quán sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn
2/ Quan sát hình 16.9 và nêu các hình dạng khác nhau của vi khuẩn
3/ So sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong bảng 16.2
Đặc điểm | Virus | Vi khuẩn |
Thành tế bào | x | |
? | ? | ? |
4/ Kể một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hư hỏng do vi khuẩn trong gia đình em.
5/ Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với sinh vật và người
6/ Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại đối với sinh vật và người
Bài làm:
1/ Vi khuẩn có thành phần cấu tạo gồm: thành tế bào, màng tế bào, tế bfao chất và vùng nhân.
2/ Vi khuẩn có các hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, hình có ống, hình có sợi...
3/
Đặc điểm | Virus | Vi khuẩn |
Thành tế bào | x | |
Màng tế bào | ||
Tế bào chất | ||
Vùng nhân |
4/
- Không nên để thức ăn ngoài nhiệt độ phòng quá 2h.
- Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.
- Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu, một loại vi khuẩn cơ hội là Listeria, sẽ phát triển, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4 độ C.
- Cảnh giác với thực phẩm dễ hư hỏng. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe.
- Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản
5/
Vai trò của vi khuẩn:
- Đối với cây xanh:
- Phân huỷ xác động vật, lá cây rụng thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây
- Một số ít vi khuẩn có khả năng cố định đạm, cung cấp cho cây - Vi khuẩn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí- Đối với thiên nhiên:
- Vi khuẩn tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên ( phân huỷ các chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng )
- Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa,...- Đối với con người:
- Trong đời sống: Vi khuẩn lên men dc ứng dụng trong muối dưa, muối cà, làm sửa chua...
- Trong công nghệ sinh học: Nhiều vi khuẩn dc ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp protein, vitamin B12, xử lí nước thải...
Tác hại của vi khuẩn:
- Tác hại của vi khuẩn với người: viêm da ở người, uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao, bệnh lỵ, ngộ độc thực phẩm,...
- Tác hại của vi khuẩn với sinh vật: bệnh lạc lá lúa. héo cây,...
6/
- Những vi khuẩn có ích:
- Sữa chua sống: Lactobacillus được biết đến là vi khuẩn giúp tiêu diệt nhiều loại hại khuẩn trong đường ruột. Khi bạn sử dụng sữa chua sống, lợi khuẩn này sẽ tích cực phát triển. Hầu hết các nhà sản xuất đã sử dụng loại vi khuẩn này để sản xuất sữa chua sống.
- Tempeh, đậu lên men miso hoặc nước tương lên men Người Nhật thường ăn chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng có chứa vi khuẩn sống có lợi.
- Bắp cải muối: Sử dụng bắp cải muối với lượng vừa phải và được muối một cách hợp vệ sinh tăng cường nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Kombucha: Đây là một loại trà lên men có xuất xứ ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, hỗ trợ người bị tiểu đường, giải độc…
- Microflora là một nhóm các loại vi khuẩn, nấm thường sống trên da con người. Chúng có chức năng ngăn chặn tình trạng vết thương bị nhiễm trùng quá mức và giúp chữa lành vết thương
- Lactobacillus reuteri được phát hiện có trong sữa mẹ và có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Vi khuẩn này cũng có khả năng giúp chống viêm và giảm đau cho cơ thể.
- Những vi khuẩn có hại:
- Vi khuẩn Escherichia coli sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.
- Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
- Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
- Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
- Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
Xem thêm bài viết khác
- Quán sát hình 19.2, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 9: Một số lương thực - thực phẩm thông dụng
- Quan sát hình 12.7 và cho biết: Cấu tạo và chức năng của tế bào, tế bào chất và nhân tế bào Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
- Những người làm muối (từ nước biển sạch) có thể sử dụng những cách làm nước bay hơi nào để thu muối ăn?
- Hãy lấy ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết.
- Trong các phát biểu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể hoặc chỉ chất? Chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống và vật không sống.
- Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ: a. Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N
- Hãy lập bảng về đặc điểm nhận biết của các nhóm thực vật (rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín) và lấy ví dụ minh họa cho mỗi nhóm
- Xây dựng khóa lưỡng phân để nhận biết các động vật trong hình dưới đây:
- Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết
- 3/ Nêu tác dụng của các việc làm sau: a. Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa b. Tắt bếp khi sử dụng xong
- [Cánh Diều] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 35: Hệ mặt trời và ngân hà