Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tiếng nói của văn nghệ
Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân.
2. Luyện tập về các thành phần biệt lập
a) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây
..................
c) Hãy cho biết, trong những từ ngữ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây.... Tại sao tác giả Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại chọn từ chắc?
Lập dàn bài cho một trong các đề
Bài làm:
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tiếng nói của văn nghệ
Gợi ý
Tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Phân tích ý nghĩa:
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác phẩm đầy cảm động và sâu sắc về tình phụ tử trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Câu chuyện của ông Sáu và bé Thu khiến chúng ta hiểu được tình cảm gia đình, máu mủ ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách.
- Câu chuyện khiến chúng ta thêm yêu thương và biết quý trọng tình phụ tử, tình cảm gia đình sâu nặng. Đồng thời, ta càng thêm căm ghét chiến tranh - thứ đã đem đến bao đau thương mất mát cho con người, khiến con mất cha, vợ mất chồng.
=> Chiếc lược ngà là một tác phẩm văn nghệ hay, sâu sắc, mang đến những giá trị tinh thần tốt đẹp và đáng quý cho người đọc.
2. Luyện tập về các thành phần biệt lập
a.
(1) Thành phần tình thái: có lẽ
(2) Thành phần cảm thán: chao ôi
(3) Thành phần tình thái: hình như
(4) Thành phần tình thái: chả nhẽ
b. Sắp xếp: dường như, hình như, có vẻ như = có lẽ = chắc là = chắc hẳn , chắc chắn
c. Trong số 3 từ, với từ (3) chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.
Nhà văn chọn từ chắc là chính xác, hợp lí nhất vì: Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ chắc chắn với mức độ tin cậy cao thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể.
3. Luyện tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Lập dàn ý cho đề số 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Các em có thể tham khảo thêm phần lập dàn ý chi tiết tại đây
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giản lược nhất
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Con chó Bấc: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng: mục C Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài bài 20 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Con cò: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục C Hoạt động luyện tập