Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten

2. Tìm hiểu văn bản

a) Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung và chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong mỗi phần.

.............................

d) Từ sự so sánh trên, em hiểu như thế nào về nhận định: Buy – phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn La Phông – ten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc?

3. Tìm hiểu về liên kết câu và liên kết đoạn văn

a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

b) Nêu đặc điểm của các phép liên kết: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép thế, phép nối.

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a. Có thể chia văn bản thành 2 phần:

  • Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
  • Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

Thao tác lập luận chính: lập luận phân tích đặc điểm đối tượng, dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Ở mỗi đoạn, tác giả lại có sáng tạo riêng:

  • Phần 1: Nhà văn dẫn những câu thơ để khắc họa hình ảnh của những chú cừu hiền lành
  • Phần 2: Nhà thơ đi sâu phân tích những đặc điểm của đối tượng.

b.

1. Cừu:

  • Đặc điểm: ngu ngốc và sợ sệt, thường hay tụ tập thành bầy. Đã sợ sệt lại còn hết sức hỗn độn, không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm, cứ đứng ì ra
  • Nhận xét: miêu tả loài cừu dưới quan điểm nghiên cứu sinh vật, nêu lên đặc tính cơ bản của chúng là sự nhút nhát, hiền lành.

2. Chó sói:

  • Đặc điểm: Thù ghét mọi sự kết bè, kết bạn. Hiếu chiến, ồn ào ầm ĩ, với những tiếng la hú khủng khiếp. Chúng lặng lẽ và cô đơn
  • Ông cũng miêu tả loài sói dưới quan điểm của khoa học. Ômg nhấn mạnh đến bản năng của chúng, đó là một loài thú dữ sống trong môitrường hoang dã.

c.

1. Cừu có đặc điểm: thân thương, tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động

2. Chó sói có đặc điểm: một tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn

==> Nhận xét: La Phông-ten đã nhân cách hóa con cừu. Chúng hiện lên với những suy nghĩ, nói năng, hành động cảm xúc… như con người.

d.

  • Buy phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác: ông dùng quan điểm, góc nhìn của nhà khoa học để nói về loài sói dưới góc độ là thú dữ hoang dã, kẻ ác thú khát máu trong con sói đã gieo hoạ cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi loài vật này.
  • La Phông – ten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc: ông sử dụng góc nhìn của nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng. Ông nhìn thấy ở con vật này những biểu hiện bề ngoài của dã thú, nhưng bên trong thì ngu ngốc tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng.

3. Tìm hiểu về liên kết câu và liên kết đoạn văn

a. (1) Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.

(2) Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn:

  • Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại
  • Câu (2) Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm.
  • Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.

Nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề: cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ.Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề

(3) Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp:

  • Sự lặp lại các từ: tác phẩm
  • Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào.
  • Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;
  • Dùng quan hệ từ: nhưng

b. Đặc điểm của các phép liên kết:

  • Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu với nhau.
  • Phép đồng nghĩa: dùng từ đồng nghĩa, cách nói khác đi, cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
  • Phép trái nghĩa: sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận với nhau.
  • Liên tưởng: là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
  • Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế
  • Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước.
  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021