Soạn bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Luyện tập về chương trình địa phương

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

(1) Điền từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên và từ ngữ toàn dân tương ứng vào bảng sau:

(2) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Tại sao?

(3) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?

2. Luyện tập về văn bản nhật dụng

a) Hãy cho biết thế nào là tính cập nhật của văn bản nhật dụng?

b) Hoàn thiện bảng sau về các văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn THCS:

3. Luyện tập về thơ

a) Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.

……………………………

c) Phân tích những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những chuyển biến của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.

Bài làm:

1. Luyện tập về chương trình địa phương

(1) Tữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng

a, Từ ngữ địa phương: Thẹo, Dễ sợ, Lặp bặp, Ba

Từ ngữ toàn dân: Sẹo, Sợ lắm, Lắp bắp, Bố, cha

b, Từ ngữ địa phương: Má, Kêu, Đâm, Đũa bếp, Nói trổng, Vô

Từ ngữ toàn dân: Mẹ, Gọi, Trở thành, Đũa cả, Nói trống không, Vào

c, Từ ngữ địa phương: Bữa sau, Lui cui, Nhắm, Giở nắp, Dáo dác, Giùm

Từ ngữ toàn dân: Hôm sau, Lúi húi, Cho là, Mở nắp, Nháo nhác, giúp

d, Từ ngữ địa phương: chi

Từ ngữ toàn dân:gì

(2) Không nên để nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân vì tuổi em còn nhỏ. Em chưa được đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên ngôn ngữ của em vẫn đậm đà chất Nam Bộ

(3) Vì bối cảnh câu chuyện là một vùng quê Nam Bộ với nhân vật là những con người thuộc vùng quê ấy è câu chuyện mang đậm sắc thái Nam Bộ hơn, trở nên gần gũi, chân thực hơn.

2. Luyện tập về văn bản nhật dụng

a, Tính cập nhật của văn bản nhật dụng là tính kịp thời trong việc đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại, thể hiện rõ ở chức năng, đề tài. Các đề tài có tính cập nhật đó là phải gắn với cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với cái lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.

b,

Lớp

Tên văn bản

Nội dung chính

Thể loại

6

Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.

Di tích lịch sử

Bút kí

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Quan hệ giữa thiên nhiên vàcon người

Thư từ

Động Phong Nha

Danh lam thắng cảnh

Thuyết minh

7

Cổng trường mở ra

Giáo dục

Hồi kí

Mẹ tôi

Vai trò của người phụ nữ

Truyện ngắn

Cuộc chia tay của những con búp bê

Mái ấm gia đình

Truyện ngắn

Ca Huế trên sông Hương

Văn hóa

Bút kí

8

Thông tin về Ngày trái đất năm 2000

Môi trường

Thông báo

Ôn dịch thuốc lá

Tệ nạn xã hội

Nghị luận

Bài toán dân số

Dân số và tương lai loài người

Nghị luận

9

Phong cách Hồ Chí Minh

Giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới

Thuyết minh

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Xã luận

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Quyền sống của con người

Nghị luận

3. Luyện tập về thơ

a, Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh con cò

Đoạn 1: Những câu ca dao thể hiện ý nghĩa phong phú của biểu tượng con cò: đó là hình ảnh bình dị đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Đoạn 2: Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ bền bỉ, dịu dàng với con. Cánh cò trở thành người bạn đồng hành từ khi trong nôi cho đến lúc con trưởng thành.

Đoạn 3: Hình tượng con cò tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Hình tượng ấy được khái quát thành một quy luật sâu sắc, bền vững của tình mẫu tử.

b, Ý nghĩa của các hình ảnh

  • Hình ảnh mặt trời: là hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo ngầm chỉ Bác Hồ kính yêu. Bác Hồ chính là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh lớn lao và vĩ đại của dân tộc. Thông qua đó, tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại, vừa thể hiện lòng kính yêu của nhân dân đối với Bác.
  • Hình ảnh vầng trăng: là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn sáng trong, thanh cao, đẹp đẽ và cao cả của Bác. Đồng thời còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
  • Hình ảnh tràng hoa đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho tấm lòng, cho sự kính yêu, niềm ngưỡng vọng lãnh tụ. Cuộc đời mỗi người đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác.

c,

  • Động từ “phả” giúp gợi hương ổi chín như đang quyện lại, nồng nàn và lan toa trong không gian.
  • Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình” khiến cho làn sương mùa thu dường như cũng mang theo tâm trạng, như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì.
  • Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “dềnh dàng” khiến dòng sông mùa thu như đang trầm xuống, đang ngẫm nghĩ, suy tư. Dòng sông trở nên thật có tình.
  • Những cụm từ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt”,… là một cách nói mơ hồ thể hiện một sự nhạy cảm đầy tinh tế của tác giả.
  • Hình ảnh Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ. Đám mây như đang mải mê lấn sang màu thu nhưng vẫn còn chút gì đó vấn vương mùa hạ. Hình ảnh “đám mây” vắt ngang trên bầu trời tựa như một cây cầu bắc ngang hai bến hạ - thu.
  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021