Soạn bài Con cò: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Con cò

2. Tìm hiểu văn bản

a) Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Hãy xác định nội dung chính của mỗi đoạn. Những chi tiết, hình ảnh nào trong mỗi đoạn thơ giúp em nhận biết được nội dung chính của đoạn?

............................

f) Em hãy nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ?

3. Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a) (1) Đọc các đề bài sau và chỉ ra điểm giống nhau của các đề bài đó:

Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

..........................

Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha ..... trong nguồn chảy ra.

b) Phân tích đề và tìm ý cho đề bài dưới đây: Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".

) Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a, Nội dung chính của mỗi đoạn và những chi tiết, hình ảnh thể hiện nội dung chính:

  • Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. (Con còn bế trên tay ....... đang bay)
  • Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời. (Cò trắng ...... hơi mát câu văn)
  • Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

b, Cách vận dụng của Chế Lan Viên đặc biệt ở chỗ:

Nhà thơ chỉ lấy một vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy ==> gợi ra những ý nghĩa biểu tượng phong phú của hình ảnh con cò.

Trong đoạn 1, trước hết, con cò gợi hình ảnh làng quê thôn xóm Việt Nam thân thuộc, bình dị và thanh bình. Hình ảnh con cò là nét rất riêng, rất duyên dáng, là nét đặc trưng cho làng quê Việt Nam.

Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ còn là “con cò ăn đêm”, “con cò xa tổ”, “cò sợ cành mềm”, “cò sợ xáo măng”, … Đó là những cánh cò tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu lòng nhân ái và đức hi sinh, là biểu hiện của tình mẹ, lòng mẹ lcả cuộc đời hết lòng vì con.

c, Trong đoạn thơ 1, hình tượng cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu, điểm xuất phát. Sang đoạn thơ 2, cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.

Ở đoạn thơ này, hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ, về sự chở che,dìu dắt, nâng đỡ, bao dung của người mẹ hiền với con.

d,

  • Câu thơ giàu tính triết lí đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: Đứa con dù có khôn lớn, trưởng thành thì đối với những người mẹ thì chúng mãi là những đứa con bé bỏng. Dù bước chân của con có đi đến đâu thì tấm lòng người mẹ cũng không một phút giây rời xa con.
  • Những câu thơ triết lí mà vẫn mang âm hưởng lời ru nhẹ nhàng mà sâu sắc. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm.

e,

Đoạn 1: Biểu tượng con cò: đó là hình ảnh bình dị đặc trưng của làng quê Việt Nam.

Đoạn 2: Con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ bền bỉ, dịu dàng với con.

Đoạn 3: Hình tượng con cò được khai thác ở ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Hình tượng ấy được nhà thơ nhấn mạnh, khái quát thành một quy luật sâu sắc, bền vững của tình mẫu tử.

f,

Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do, nhiều chỗ lặp lại gợi được âm hưởng lời ru.

Nhịp điệu thơ giàu nhạc điệu, lời thơ dễ dàng đến với tâm thức của người đọc.

Giọng điệu: suy ngẫm và tính triết lí, hướng nhiều hơn vào sự suy ngẫm và phát hiện.

Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới.

3. Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a,

(1) Điểm giống nhau của các đề tài trên: đều đưa ra vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lí. Từ các đề 1, 3 và 10 là đề có mệnh lệnh, yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về, ...). Các đề còn lại đều là đề mở không có mệnh lệnh.

(2) Một số đề tương tự:

Đề 1: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Đề 2: Tinh thần đoàn kết.

Đề 3: Suy nghĩ về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

............

b, Chọn các ý sau:

(1) Chọn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

(2) Chọn các ý:

  • Giải thích câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)
  • Nhận định, đánh giá (tức bình luận) câu tục ngữ
  • Đưa ra những minh chứng thực tiễn.
  • Trình bày suy nghĩ riêng của cá nhân về ý nghĩa câu tục ngữ
  • Liên hệ bản thân
  • Liên hệ đời sống thực tại

(3) Chọn các ý:

  • Kiến thức, hiểu biết về tục ngữ Việt Nam
  • Kiến thức, hiểu biết về văn hóa Việt Nam
  • Những tri thức về đời sống thực tế
  • Kĩ năng vận dung tri thức đời sống

c. Lập dàn ý

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

  • Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.
  • Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.
  • Uống nước nhớ nguồn: chúng ta phải biết ơn những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

  • Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.
  • Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây"
  • Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

(3) Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ. Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

d, (1) Xác định các phép lập luận cần vận dụng: chứng minh, phân tích, tống hợp

(2) Lập dàn bài:

- Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận.

- Thân bài:

  • Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.
  • Nhận đinh, đánh giá những vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng chung.

- Kết bài: Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới tỏ ý khuyên bảo hoặc hành động.

  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021