Soạn bài Bắc Sơn: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Bắc Sơn
2. Tìm hiểu văn bản
a) Thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.
………………….
d) Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này.
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Diễn biến sự việc và hành động trong các lớp kịch trích ở hồi bốn.
Sự việc diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần nhận ra bộ mặt thật của Ngọc. Thơm vô cùng đau xót và ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát. Thơm đã dứt khoát đứng hẳn vào hàng ngũ cách mạng. Biết được tin Ngọc dẫn đường cho giặc Pháp lẽn đánh quân du kích, Thơm đã luồn rừng đi suốt đêm đến báo cho họ kịp thời đối phó. Lúc trở về, Thơm gặp Ngọc và bị y bắn. Nhưng chính Ngọc lại bị trúng đạn của giặc Pháp và chết.
b. Xung đột kịch được bộc lộ qua một tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc chỉ có Thơm ở nhà.
Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát: hoặc là che giấu Thái và Cửu, hoặc để cho chồng mình bắt hai cán bộ. Và bằng việc che giấu cho 2 người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Mặt khác, tình huống ấy cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
c, Tâm trạng, tính cách của các nhân vật:
- Nhân vật Thơm:
Lúc cách mạng bị đàn áp dã man, cha và em trai cô đều hi sinh. Mẹ thì gần như hóa điên và bỏ nhà đi. Tất cả những sự việc ấy luôn ám ảnh, giày vò tâm trí cô, khiến cô day dứt, ân hận.
Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng. Giữa lúc ấy thì một tình huống thật bất ngờ đả xảy ra với Thơm. Đó là việc Thái và Cửu bị truy lùng chạy nhầm vào chính nhà của Thơm.. Thơm hoảng hốt là do quá bất ngờ; lo lắng, đắn đo vì không biết bảo vệ họ thế nào.
Khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho 2 người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng.
Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đà làm bộc lộ đời sống nội tâm của Thơm với những nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về cách mạng.
- Nhân vật Ngọc:
Ngọc vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, y đã rắp tâm làm tay sai cho giặc.. Y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu. Ngọc cố che giấu Thơm về bản chất Việt gian phản động của y. Tác giả tập trung miêu lả những cái xâu, cái ác của nhân vật Ngọc, chú ý khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.
- Nhân vật Thái và Cửu:
Trong hồi 4, họ chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh, sáng suốt , củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.
d. Nghệ thuật viết kịch
- Thể hiện xung đột kịch: Xung đột cơ bản của vở kịch bộc lộ gay gắt trong sự đốì đầu của Ngọc với Thái, Cửu. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật dể di tới bước ngoặt quan trọng.
- Về xây dựng tinh huống kịch: Tinh huống gay cấn, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.
- Về tổ chức đối thoại: Tác giả tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch
- Về biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật: Tâm lí nhân vật diễn ra khá phức tạp, chân thật (nhân vật Thơm), tính cách nhân vật dược thể hiện khá rõ nét và thống nhất trong lời nói, hành động (nhân vật Ngọc).
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN văn 9 bài 18: Bàn về đọc sách giản lược nhất
- Soạn VNEN văn 9 bài 19: Tiếng nói của văn nghệ giản lược nhất
- Soạn bài Bắc Sơn: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Mây và sóng: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Bố của Xi-mông: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Bến quê giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác giản lược nhất
- Soạn bài Con chó Bấc: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Bến quê: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giản lược nhất
- Soạn bài Bến quê: mục D Hoạt động vận dụng