Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục D Hoạt động vận dụng
D. Hoạt động vận dụng
Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về hình tượng con cừu và hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten, trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết.
Bài làm:
Đọan văn tham khảo:
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là những hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể vừa khái quát. Qua ngòi bút phóng khoáng và tâm hồn nghệ thuật của mình, ông đã khiến chúng có tiếng nói, có cảm xúc, có đời sống tâm hồn như con người, và đồng thời qua đó cũng thể hiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Chú cừu non trong bài thơ ngụ ngôn cũng biết “lí sự” đâu ra đó trước lão sói già nham hiểm và độc ác. Bên cạnh đó, nhà thơ còn thấy được ở những chú cừu sự thân thương và tốt bụng. Nghe tiếng cừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tới, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên miền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hi sinh của người mẹ trong cuộc đời. Còn hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng được tác giả nhân cách hóa để bản chất gian ác và điêu trá hiện lên rõ nét. Chó sói vu khống cừu non đến mức trắng trợn và phi lí. Hễ cừu non “cãi” được điều này thì chó sói lại vu cho điều khác, khiến “tội” của cừu non càng ngày càng nặng. Nhưng bên cạnh sự độc ác, nham hiểm, nhà thơ còn nhìn thấy ở chó sói khía cạnh đáng thương. Nó là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn. Từ thế giới tự nhiên, chó sói và cừu non đã được nhà thơ La Phông-ten đưa vào thế giới văn chương với tính cách khái quát rõ nét, tiêu biểu cho những hạng người cụ thể trong xã hội.
Ví dụ về 2 phép liên kết trong đoạn văn:
- Phép thế: La - phông - Ten - ông - nhà thơ
- Dùng quan hệ từ: Nhưng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giản lược nhất
- Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Bố của Xi-mông: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang giản lược nhất
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Mây và sóng: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Bến quê: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài 18 Bàn về đọc sách: Mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Bến quê giản lược nhất
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục B Hoạt động hình thành kiến thức