Soạn bài Mây và sóng: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
a, Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu
b) Các tác phẩm thống kê trong mục a) đều là thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi vào vở tên các bài thơ theo từng giai đọan theo mẫu dưới đây:
..................
g) Chọn phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
2. Luyện tập về nghĩa tường minh và hàm ý
a) Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi
...............
c) Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu
Bài làm:
1. Luyện tập về thơ
a, Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 (tập một, tập hai)
Các bạn có thể xem chi tiết tại đây
b,
Tên các bài thơ theo từng giai đoạn:
(1) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954: Đồng chí
(2) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964): Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò
(3) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
(4) Giai đoạn từ sau 1975: Nói với con, Sang thu, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác
Các tác phẩm thơ kể trên đã thể hiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam
- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
- Tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.
c, Điểm chung của ba bài thơ: đều đề cập đến tình mẹ con, đều ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Đều dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ.
Nét riêng biệt:
- Khúc hát ru..... lưng mẹ: thể hiện sự gắn bó, thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ thời chống Mĩ.
- Bài Con cò: từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để từ đó ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
- Bài thơ Mây và sóng: thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của em bé. Mẹ đối với em bé là sự hấp dẫn lớn nhất trong vũ trụ, trên cuộc đời này.
d, Giống nhau: Ba bài thơ đều viết về người lính cách mạng với những vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn
- Khác nhau:
- Đồng chí là hình ảnh của những người lính ở thời kì đầu cuộc kháng Pháp. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng một cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và nhất là cùng một lí tưởng chiến đấu.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh những chiên sĩ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ. Họ là những thanh niên trẻ trung, sôi nổi, nhiều . Tuy vậy, họ rất dùng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, hiên ngang tiến tới với niềm lạc quan và ý chí kiên cường.
- Ánh trăng nói về nghĩ suy của người lính khi đã đi qua chiến tranh nay sống êm ấm trong thành phố, trong hòa bình. Từ đó, bài thơ gợi nhắc về đạo lí "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
e, Bút pháp nghệ thuật
- Đồng chí chủ yếu là bút pháp hiện thực, lấy những chi tiết thực của đời sống làm chất liệu
- Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn tượng trưng, phóng đại.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác và sinh hoạt của người lái xe.
- Ánh trăng: chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
g, Phân tích khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Em có thể xem tại đây
2. Luyện tập về nghĩa tường minh và hàm ý
a,(1) Ở câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”
- Người nói: anh thanh niên; người nghe: ông họa sĩ và cô gái.
- Câu này có hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó. Chi tiết chứng tỏ điều đó là “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà”, “ngồi xuống ghế”
(2) Câu “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...”
- Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
- Hàm ý của câu này là: Chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu được hàm ý này. Chi tiết chứng tỏ điều đó là ở câu n: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!”
(3) Câu "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây"
- Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý của câu này là: Người quý phái, cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc cúi đầu như thế này ư? (mỉa mai, giễu cợt)
b, Hàm ý của câu: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
Em bé phải nói hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm, cơm sẽ bị nhão.
Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không có hiệu quả, vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách “ngồi im”, vờ như không nghe, không hiểu gì.
c, Qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường”, ta có thể hiểu hàm ý của câu là: Tuy hi vọng không thể nói chắc đâu là thực, đâu là hư nhưng nếu cứ quyết tâm thực hiện thì sẽ đạt được.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Bắc Sơn giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Bố của Xi – mông giản lược nhất
- Soạn bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng: mục C Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang giản lược nhất
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Con chó Bấc: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Bắc Sơn: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN văn 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới giản lược nhất
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: mục E Hoạt động mở rộng