Soạn bài Bến quê: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Bến quê
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
b) Trong những ngày cuối, Nhĩ đã khao khát điều gì khi nhìn qua khung cửa sổ? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?
c. Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật Nhĩ.
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tác giả đặt nhân vật Nhĩ vào một chuỗi những tình huống nghịch lí:
- Anh bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển được. Cả đời anh đã từng đi khắp nơi nhưng đến cuối đời thì chỉ muốn nhích đến gần ô cửa sổ mà với anh khó khăn như đi nửa vòng Trái Đất.
- Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện hộ mình điều mong ước ấy. Nhưng nó đã sa vào một đám chơi cờ thế bên hè phố và bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Ngay cả người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận và thấm thía được.
Qua nhân vật Nhĩ, câu chuyện cũng muốn nhắn gửi tới người đọc một nhận thức: chúng ta thường hướng đến những đến những điều cao xa mà vô tình không biết đến những vẻ đẹp gần gũi, bình dĩ ngay bên cạnh mình.
b. Trong những ngày cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, nhìn qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhìn thấy được vẻ đẹp thiên nhiên nơi bến quê. Khi nhận ra vẻ đẹp ấy, Nhĩ bùng lên một khao khát được đặt chân lên mảnh đất đó. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời.
- Ý nghĩa: Khát vọng ấy ở anh cũng chính là sự tỉnh thức về những giá trị vững bền bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên Trong hoàn cảnh của Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.
c, Nghệ thuật miêu tả nhân vật Nhĩ
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả rất tinh tế và thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả rất tinh tế và thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc.
- Nghệ thuật miêu tả chân dung, hành động cũng góp phần khắc họa rõ nét nhân vật và tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật là một hành động mang ý nghĩa biểu tượng. Nó như muốn thức tỉnh con người ta sớm nhận ra và dứt ra khỏi “những điều chùng chình” để hướng tới giá trị đích thực của cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Con cò giản lược nhất
- Soạn bài Bến quê: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Những ngôi sao xa xôi giản lược nhất
- Soạn bài bài 20 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN văn 9 bài 21: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten giản lược nhất
- Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Con cò: mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Con cò: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Bố của Xi – mông giản lược nhất
- Soạn bài Bố của Xi-mông: mục D Hoạt động vận dụng