Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục C Hoạt động luyện tập

  • 1 Đánh giá

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang.

a) Cho câu mở đoạn: …… Hãy viết tiếp từ 7 – 10 câu để tạo thành đoạn văn viết theo phương pháp diễn dịch.

b. Vị trí và độ dài ……. tự kể chuyện mình.

2. Tổng kết về ngữ pháp

a) Trao đổi theo nhóm về các khái niệm sau và trình bày trước lớp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ, số từ, quan hệ từ.

………………………..

d) Các từ in đậm trong đoạn trích dưới đây vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?

3. Luyện tập về viết biên bản

a) Trình bày những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản.

b) Ghi lại biên bản sinh hoạt chi đoàn của lớp em về việc đánh giá đoàn viên

4. Luyện tập về hợp đồng

a) Tình huống nào sau đây cần phải làm hợp đồng?

b) Sau đây là dự kiến về các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà. Hãy sửa chữa và bổ sung (nếu thấy cần thiết).

Bài làm:

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang.

a, Viết đoạn văn:

Qua việc nhân vật Rô – bin – xơn tự họa chân dung của mình, nhà văn muốn gửi tới bạn đọc thông điệp: “Con người không thể để thiên nhiên chinh phục mà phải chinh phục thiên nhiên.” Dù thiên nhiên đảo hoang vô cùng khắc nghiệt, nghèo nàn, hoang vu, thiếu thốn. Thế nhưng Rô – bin – xơn đã không sợ hãi, không khuất phục, anh không để thiên nhiên quật ngã mình. Rô – bin – xơn kiên cường sống và chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt, làm việc một cách không mệt mỏi. Anh sử dụng trí tuệ, đôi bàn và ý chí của mình để cải tạo, thay đổi thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ mình. Tất cả trang phục của anh, dù chúng đều trông rất kì quái, đều là những thứ anh sáng tạo ra từ những vật liệu nghèo nàn trên đảo hoang. Từ thân phận lạc loài, yếu thế nơi đảo hoang, Rô - bin - xơn đã trở thành vị chúa đảo.

b,

- Về vị trí, phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo được đặt sau phần kể về trang phục vè trang bị của mình.

- Về độ dài, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi

Nhân vật xưng "tôi" tự kể chuyện mình như vậy là hết sức hợp lí, logic. Rô – bin – xơn một mình ở đảo hoang, vì thế, những thứ dễ dàng quan sát anh tả trước và tả kĩ. Còn về diện mạo của mình, anh không thể quan sát được nên miêu tả ít hơn. Thứ anh cảm nhận rõ nhất trên khuôn mặt là bộ ria mép nên anh đã đặc tả nó.

2. Tổng kết về ngữ pháp

a) Các khái niệm

  • Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
  • Động từ: là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
  • Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
  • Đại từ: là một từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho một danh từ (hoặc một đại từ khác).
  • Lượng từ: là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.
  • Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian
  • Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
  • Phó từ: là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.
  • Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  • Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
  • Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
  • Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự.
  • Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn.

- Tìm danh, động, tính từ trong các câu:

Danh từ: lần, lăng, làng

Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng

- Những từ sau có thể thêm vào trước những trong bảng từ loại

+ rất, quá, lắm, cực kì thêm vào trước hay, đột ngột, phải, sung sướng

+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn thêm vào trước đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

+ những, các, một thêm vào trước lần, lăng, làng.

- Những từ sau đây có thể thêm vào sau:

+ quá, lắm, cực kì thêm vào sau hay, đột ngột, phải, sung sướng

+ này, nọ, kia, ấy thêm vào sau lần, lăng, làng

+ được, ngay thêm vào sau đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

Ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

Kết hợp phía trước

Từ loại

Kết hợp phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)

những, các, một, nhiều,...

Danh từ

này, nọ, kia, ấy...

Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

hãy, đã, vừa, đang, sẽ, cũng, vẫn…

Động từ

được, ngay

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

rất, hơi, quá, lắm, cực kì, …

Tính từ

quá, lắm, cực kì...

c,

(1) những ngày khởi nghĩa dồn dập

Phần trung tâm của cụm từ in đậm là danh từ ngày.

Dấu hiệu để nhận biết cụm danh từ là lượng từ những đứng trước danh từ ngày.

(2) đã đến gần anh/ sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Phần trung tâm của cụm từ in đậm là các động từ đến, chạy, ôm.

Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là trước nó có phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ

(3) phức tạp hơn, cũng phong phú hơn và sâu sắc hơn.

Phần trung tâm của cụm từ in đậm là các tính từ phức tạp, phong phú, sâu sắc

Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là đứng sau nó là từ hơn.

d,

(1): tròn là tính từ, ở trong câu được dùng như động từ.

(2): lí tưởng là danh từ, ở trong câu được dùng như tính từ.

(3): băn khoăn là tính từ, ở trong câu được dùng như danh từ

3. Luyện tập về viết biên bản

a, Những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản:

  • Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
  • Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan
  • Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
  • Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao. Những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản, biên bản phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, và ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.

b, Biên bản về họp chi đoàn lớp 9A. Xem tại đây

4. Luyện tập về hợp đồng

a) Tình huống nào cần phải làm hợp đồng: (2) Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.

b) Bổ sung thêm một điều khoản sau điều khoản 4 là: Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà.

Sửa chữa Điều 8 thành: Cam kết của các bên

  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021