Soạn bài Bố của Xi-mông: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
2. Ôn tập về truyện
a) Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Hướng dẫn học ngữ văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây vào vở:
…………………..
g) Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc? Phân tích một tình huống truyện em thấy ấn tượng nhất.
3. Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)
a) Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần vào vở
……………………..
p) Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, hay cảm thán) ? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để biểu lộ cảm xúc ? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó ?
Bài làm:
1. Trong truyện Bố của Xi – mông, câu nói của Xi – mông với mẹ đã gợi ra trong em nhiều suy nghĩ: “Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… tại con không có bố”. Qua câu nói của em, ta không chỉ cảm nhận được nỗi đau khổ của em cũng như sự tàn nhẫn của những người khác đối với người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Sinh ra và lớn lên mà không có bố ở bên cạnh, đó đã là một điều bất hạnh, thiệt thòi đối với Xi – mông. Thế nhưng em còn phải chịu thêm sự hành hạ, ghẻ lạnh, trêu chọc của bạn bè. Chính vì sự chế giễu của bạn bè đã khiến một đứa trẻ như Xi – mông có ý định tự tử. Qua đây ta có thể thấy được chính sự vô tâm, tàn nhẫn của con người sẽ gây ra cho người khác những vết thương, sâu sắc trong tâm hồn. Vì vậy, chúng ta hãy học cách cảm thông đối với người có hoàn cảnh bất hạnh, đặc biệt là những đứa trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ
2a, Thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo trình tự: tên tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, nội dung
- Làng (Kim Lân – 1948): Truyện ngắn thể hiện chân thực, sinh động tình cảm yêu làng quê thống nhất với lòng yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long – 1970): Truyện ca ngợi những con người lao động vô danh, làm những công việc ý nghĩa và cống hiến thầm lặng cho đất nước
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng – 1966): Truyện đã thể hiện một cách cảm động tình cha con ông Sáu thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Bến quê (Nguyễn Minh Châu – 1985): Qua truyện ngắn, tác giả thể hiện những triết lí, suy ngẫm về cuộc đời và thức tỉnh con người hãy biết trân trọng những vẻ đẹp gần gũi, bình dị của quê hương, của cuộc sống.
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khue – 1971): Qua hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, truyện ca ngợi tinh thần bất khuất, dũng cảm, bản lĩnh kiến cường cùng ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
b. Hình ảnh đất nước:
- Phản ánh hình ảnh đất nước trong hai cuộc kháng chiến: gian nan nhưng cũng đầy vẻ vang và hào hùng.
- Nói về đất nước trong thời kì đổi mới đang từng bước đi lên, xây dựng và phát triển.
Hình ảnh con người: lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với, tinh thần chiến đấu kiên cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
c, Phẩm chất, tính cách nổi bật các nhân vật
- Ông Hai (Làng): Tình yêu làng đặc biệt, được đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
- Anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa): Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, cống hiến cho đất nước
- Bé Thu (Chiếc lược ngà): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
- Ông Sáu (Chiếc lược ngà): Yêu thương con tha thiết
- Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm, trách nhiệm cao với công việc; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiếc đấu ác liệt.
d, Nhân vật ấn tượng: bé Thu
Bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà là một nhân vật đầy cá tính và đáng yêu, một nhân vật đã làm nên cái hồn của câu chuyện. Ban đầu, ấn tượng của người đọc về bé hẳn là đầy tức giận trước sự ương bướng, bướng bỉnh, cứng đầu của bé. Nhưng khi biết được lí do đằng sau thì ta lại hiểu ra rằng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con. Tình cảm của bé Thu đối với cha khiến ta không khỏi cảm động. Đó là một tình yêu thương mãnh liệt, sâu nặng nhưng cũng hết sức rạch ròi, dứt khoát. Điều này cùng với tình yêu thương cha đầy cảm động ở em chính là những điều khiến người đọc hết sức yêu mến nhân vật này.
e,
Ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”): Chiếc lược ngà, cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ.
Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
Cách trần thuật như trên tạo thuận lợi cho việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật một cách sâu sắc và chân thật..
3. Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo)
a, - Các thành phần chính: vị ngữ, chủ ngữ
- Các thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ
Thành phần chính
Chủ ngữ: thường đứng trước vị ngữ trong câu, nêu chủ thể (của hành động, trạng thái, tính chât...). Trả lời câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì?
Vị ngữ: thường đứng sau chủ ngữ, nêu đặc trưng của chủ thể nói ở chủ ngữ. Trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?”.
Thành phần phụ
Trạng ngữ: đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu. Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói đến trong câu.
Khởi ngữ: thường đứng trước chủ ngữ. Nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu; có thể kết hợp với các từ về, đối với… ở trước.
b,
(1) Đôi càng tôi mẫm bóng.
CN: Đôi càng tôi
VN: mẫm bóng
(2) Sau một hồi trống ......i đi vào lớp.
Trạng ngữ: Sau một … cả lòng tôi
CN: mấy người học trò cũ
VN: sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
(3) Còn tấm gương ......hay độc ác
Khởi ngữ: Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc
CN: nó
VN: vẫn là người …… độc ác.
c, Kể tên và dấu hiệu nhận biết các thành phần việt lập
Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần cảm thán: bộc lộ cảm xúc người viết
Thành phần phụ chú: bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Thành phần gọi – đáp: để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
d, (1): “Có lẽ” - thành phần tình thái.
(2): “Ngẫm ra” - thành phần tình thái.
(3): “dừa xiêm thấp lè tè, ... vỏ hồng” là thành phần phụ chú.
(4): “Bẩm” - thành phần gọi đáp; “có khi” là thành phần tình thái.
(5): "Ơi" - thành phần gọi - đáp.
e,
(1)
CN: Những nghệ sĩ
VN: không những …. mới mẻ.
(2)
CN: lời gửi … cho nhân loại
VN: phức tạp hơn … sâu sắc hơn.
(3)
CN: Nghệ thuật
VN: là tiếng nói của tình cảm.
(4)
CN: Tác phẩm
VN: vừa là kết tinh ….. trong lòng.
(5)
CN: Anh
VN: thứ sáu và cũng tên là Sáu.
f, Câu đặc biệt trong từng đoạn trích:
(1) Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ...
(2) Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi !
(3) Có 3 câu: Những ngọn điện …. xứ sở thần tiên. ; Hoa trong công viên. Những quả … trên đầu... ; Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
g, Câu ghép trong từng đoạn trích:
(1) Anh gửi vào tác phẩm …. đời sống chung quanh.
(2) Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
(3) Ông lão vừa nói …. hả hê cả lòng.
(4) Còn nhà hoạ sĩ …. cách kì lạ.
(5) Để người con gái…. cho cô gái.
h, Kiểu quan hệ về nghĩa giữa các về trong những câu ghép
(1) quan hệ tương phản
(2) quan hệ bổ sung
(3 ) quan hệ điều kiện – giả thiết
k, Câu rút gọn:
- Quen rồi.
- Ngày nào ít: ba lần.
l, Những câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra:
(1) Và làm việc có khi suốt đêm.
(2) Thường xuyên.
(3) Một dấu hiệu chẳng lành
Mục đích: nhấn mạnh nội dung của phần được tách ra.
m, Chuyển sag câu bị động
(1) Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra từ khá sớm.
(2) Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
(3) Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
n, Các câu nghi vấn trong đoạn trích:
- Ba con, sao con không nhận ?
- Sao con biết là không phải?
Những câu này được dùng để hỏi.
o, Những câu cầu khiến trong các đoạn trích:
(1)
Ở nhà trông em nhá! (ra lệnh)
Đừng có đi đâu đấy. ( ra lệnh)
(2)
Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)
Vô ăn cơm! (yêu cầu)
Cơm chín rồi! (dùng với mục đích cầu khiến.)
p, Câu nói của anh Sáu “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?” có hình thức của câu nghi vấn.
Tuy vậy câu này được dùng để bộc lộ cảm xúc.
Dựa vào lời trần thuật của nhà văn (Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên :) có thể khẳng định điều này.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Sang thu – Nói với con giản lược nhất
- Soạn bài Con cò: mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Bố của Xi-mông: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Bến quê giản lược nhất
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Bến quê: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Con chó Bấc: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Bắc Sơn: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN văn 9 bài 18: Bàn về đọc sách giản lược nhất