Soạn bài Bến quê: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bến quê
a) Trình bày ý kiến của em về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyện: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ đất sụt lở dốc đứng bên này sông, chi tiết đứa con trai Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố.
b) Qua truyện Bến quê, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
2. Ôn tập phần Tiếng Việt
a) Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau:
…………………
d) Tìm hàm ý của câu in đậm trong truyện sau
3. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Dựa vào gợi ý sau, hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
Bài làm:
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bến quê
a, Những hình ảnh giàu tính biểu tượng:
- Hình ảnh “bãi bồi bên kia sông” :thể hiện vẻ đẹp trù phú mà bình dị, gần gũi của quê hương. Nó đánh thức trong Nhĩ khao khát được khám phá.
- Hình ảnh “bờ đất sụt lở dốc đứng bên này sông” thể hiện quy luật của tự nhiên và thể hiện cho quy luật của đời người: có sinh, có tử và những suy nghĩ của Nhĩ về cái chết đang cận kề.
- Chi tiết đứa con trai Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố là biểu tượng cho điều mà Nhĩ gọi là “vòng vèo và chùng chình” trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
b, Bài học cho bản thân: câu chuyện thức tỉnh chúng ta đừng sa vào những điều “vòng vèo”, “chùng chình” để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị mà bền vững của cuộc sống.
2. Ôn tập phần Tiếng Việt
a) Thành phần khởi ngữ trong câu: “Làm khí tượng”
b) (1) cái giống …. nhợt nhạt: Thành phần phụ chú
(2)
Thưa ông : Thành phần gọi đáp
vất vả quá !: Thành phần cảm thán
(3) may ra :Thành phần tình thái.
c)
(1) Phép nối : rồi
(2)
- Phép liên tưởng : Mưa, mưa đá, lanh canh, ướt, gió,…
- Phép nối : Nhưng, nhưng rồi, và
- Phép lặp : mưa, tôi
(3)
- Phép lặp : cô bé
- Phép thế : Nó
d) Hàm ý của câu nói Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi !: Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông – những người nhà giàu.
3. Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Cái hay và cái đẹp trong hai khổ thơ đầu bài Sang thu.
- Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã dùng những giác quan để cảm nhận tín hiệu thu về:
- Khứu giác cảm nhận “hương ổi”.
- Xúc giác cảm nhận “gió se”.
- Thị giác nhận thấy “sương chùng chình”
Khi nhận ra sự hiện diện của mùa thu, nhà thơ thảng thốt, bất ngờ và dè dặt nhận định “Hình như thu đã về”. Trong cảm xúc của nhà thơ có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng. Cái cảm giác mơ hồ, mong manh rất tinh tế và đầy xao xuyến.
- Trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ:
- Phép tu từ nhân hóa qua từ “dềnh dàng” khiến dòng sông như đang chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi, nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.
- Phép tu từ nhân hóa qua từ “vội vã” khiến đàn chim cũng trở nên rất có hồn. Những chú chim cũng như con người, biết vội vã chuẩn bị cho một mùa đông sắp đến.
- Nhân hóa đám mây qua động từ “vắt” được dùng hết sức tinh tế và đắt giá để gợi ra hình ảnh đám mây như đang mải mê lấn sang màu thu nhưng vẫn còn chút gì đó vấn vương mùa hạ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Những ngôi sao xa xôi giản lược nhất
- Soạn bài Bến quê: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giản lược nhất
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Bố của Xi-mông: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang giản lược nhất
- Soạn bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Mây và sóng: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục A Hoạt động khởi động