Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Mùa xuân nho nhỏ.
2. Tìm hiểu văn bản
a) Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả)
.....................
g) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
3. Tìm hiểu nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a) Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
b) Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
c) Đọc đề bài và thực hiện yêu cầu
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Lập dàn bài: Hoàn thành dàn bài theo gợi ý dưới đây:
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a, Mạch cảm xúc được khơi nguồn, nảy nở từ vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, từ đó mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng rồi lắng đọng dần vào sự suy tư và ước nguyện. Bài thơ khép với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
b. Bố cục của bài thơ gồm 4 phần:
- Phần 1(khổ 1): Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Phần 2 (khổ 2,3): Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
- Phần 3 (khổ 4,5): Những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
- Phần 4 (khổ 6): Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
b, (1) Những chi tiết gợi lên bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước:
- Hình ảnh: không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông và đặc biệt là hình ảnh một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh ==> một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật thơ mộng và êm đềm.
- Màu sắc: Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
- Âm thanh: Tiếng hót thánh thót vang trời của chim chiền chiện - loài chim quen thuộc của mùa xuân - không gian thêm náo nức lạ thường.
Hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi” là một sự liên tưởng rất đặc sắc của tác giả và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- “giọt long lanh” có thể là những giọt sương mùa xuân
- Theo mạch cảm xúc ở hai câu trước thì “giọt long lanh” ở đây là âm thanh ngân vang của tiếng chim chiền chiện. Cách hiểu này được dùng theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt, có hình khối có màu sắc “long lanh” được cảm nhận bằng cả thị giác và xúc giác.
(2) Hình ảnh con người hiện lên trong dáng vẻ của “người cầm súng” và “người ra đồng”, đại diện cho hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước đó là chiến đấu và sản xuất
Hình ảnh con người trong bức tranh xuân ấy luôn được gắn liền với “lộc” non mùa xuân. “Lộc” con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng:
- Với “người cầm súng”, “lộc” là vòng lá nguỵ trang trên lưng người chiến sĩ, là biểu hiện cho niềm tin, cho ý chí chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.
- Với “người ra đồng”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, tượng trưng cho sự no đủ, ấm no.
(3) Cảm xúc của tác giả:
- Tâm hồn tác giả như cũng đang reo vui, náo nức, rạo rực một niềm ngất ngây say mê. Ông đón chào và hòa nhập vào mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Ông “hối hả” và “xôn xao” theo tinh thần lao động khẩn trương của con người.
- Ông cũng hết sức tự hào, tin tưởng vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức.
d,
(1) Trong đoạn thơ, điệp ngữ “ta làm” được lặp đi lặp lại để thể hiện một ước nguyện chân thành, tha thiết, một sự hóa thân kỳ diệu.
(2) Nhà thơ muốn làm con chim, mang tiếng hát cho đời, muốn làm một cành hoa, tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ, muốn làm một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người. Qua đó nói lên ước nguyện của mình: mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên dù cho sự cống hiến ấy là khiêm tốn.
(3) Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Mỗi ngươi phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, một phần tinh túy nhất của mình dù là nhỏ bé. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người.
e, Nét đồng điệu, gần gũi với dân ca của bài thơ được thể hiện ở:
- Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Ngắt nhịp, gieo vần: Nhịp thơ linh hoạt làm cho bài thơ giàu tính nhạc điệu. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.
- Hình ảnh tự nhiên, giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.
g,
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ: Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, dân tộc.
3. Tìm hiểu nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a,
(1) Vấn đề nghị luận chính của văn bản là: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
(2) Nhan đề thích hợp cho văn bản: Con người của Sa Pa lặng lẽ hoặc Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
(3) Những câu nêu lên luận điểm của văn bản:
- Dù được miêu tả nhiều hay ít,.... ấn tượng khó phai mờ.
- Trước tiên, nhân vật anh thanh niên ... của mình.
- Nhưng anh thanh niên ..... một cách chu đáo.
- Công việc vất vả, .... rất khiêm tốn.
- Cuộc sống của chúng ta .... thật đáng tin yêu.
(4) Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) một cách rõ ràng và đầy sức thuyết phục:
- Các luận điểm rõ ràng, ngắn gọn tạo được ấn tượng ở người đọc.
- Cách dẫn dẳ tự nhiên, hợp lí. Tác giả tự đặt vấn đề rồi phân tích diễn giải, rồi sau đó khẳng định, nâng cao vấn đề cần nghị luận.
- Những luận cứ người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm được lấy từ trong tác phẩm. Đó là những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm có giá trị khái quát, chứng minh cho luận điểm.
(5) Điền vào chỗ trống
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục
b. (1) Vấn đề nghị luận
- Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương.
- Đề 2: Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
- Đề 3: Thân phận của Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
- Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
(2) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm
Thân bài:
- Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện.
+ Chi tiết đi tản cư nhớ làng.
+ Theo dõi tin tức kháng chiến.
+ Hay “khoe” về làng chợ Dầu của mình
+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây
+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện tình yêu làng, yêu nước của nhân vật.
+ Các chi tiết miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật.
+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại…
Kết bài: Khẳng định sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật và thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
(3) Các cụm từ còn thiếu trong chỗ chấm (...)
- Mở bài: tác phẩm (hoặc đoạn trích)
- Thân bài: về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
- Kết bài: nhận định, đánh giá chung
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Bến quê: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng: mục D Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giản lược nhất
- Soạn bài Con cò: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Mây và sóng: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Bắc Sơn giản lược nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục C Hoạt động luyện tập