Soạn bài 18 Bàn về đọc sách: Mục B Hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Bàn về đọc sách (trích)

2. Tìm hiểu văn bản

a) Văn bản Bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nào? Đặc điểm của kiểu văn bản đó là gì?

.............................

d) Văn bản Bàn về đọc sách cho ta những lời khuyên bổ ích nào về việc lựa chọn sách và phương pháp đọc sách?

3. Tìm hiểu về khởi ngữ

a) Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.

b) Trước các từ ngữ in đậm ở các câu trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?

c) Khởi ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu? Trước khởi ngữ thường có thêm những quan hệ từ nào?

4. Tìm hiểu về phép phân tích và tổng hợp

a) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

b) Điền từ ngữ thích hợp và chỗ trống trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp.

Bài làm:

a. Văn bản Bàn về đọc sách thuộc kiểu văn bản nghị luận.

Đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận:

Nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

- Văn bản nghĩ luận gồm có các yếu tố đặc trưng sau:

  • Luận điểm
  • Luận cứ
  • Lập luận

b. Nội dung của bảng

Luận điểm 1: Vai trò của việc đọc sách đối với nhận thức và cuộc sống của con người

Lí lẽ, dẫn chứng:

Sách chứa đựng những tri thức.... tích lũy từ ngàn đời.

Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực.... nâng cao vốn hiểu biết học vấn.

Với mỗi người, đọc sách là cách .... khám phá chinh phục thế giới.

Luận điểm 2: Những khó khăn cũng như những nguy hại, tiêu cực có thể gặp phải khi đọc sách trong thời điểm hiện nay

Lí lẽ, dẫn chứng:

Sách nhiều ............... không biết suy ngẫm.

Sách nhiều ..... không thật có ích.

Luận điểm 3: Cách lựa chọn sách phù hợp và những giải pháp để đọc sách hiệu quả.

Lí lẽ, dẫn chứng: Tiêu chí chọn sách:

  • Đọc sách không cốt lấy nhiều ..... đầu óc lại sáo rỗng.
  • Ngoài sách chuyên .... mở rộng tầm hiểu biết
  • Trong khi đọc sách ....đang học hỏi.
  • Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng, dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu.
  • Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên
  • Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc, có tính thuyết phục
  • Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị

c. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, ta thấy sách có tầm quan trọng rất to lớn: Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tình thần quý báu của loài người. Sách vở là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi, học hỏi, làm cơ sở cho mọi sáng tạo.

Việc đọc sách có ý nghĩa:

  • Giúp con người tiếp thu và kế thừa những tri thức, kinh nghiệm và thành tựu đ của lịch sử nhân loại.
  • Đọc sách là cách tốt nhất để con người trau dồi hiểu biết của bản thân và vận dụng vào cuộc sống của mình.

d. Những lời khuyên về việc lựa chọn sách:

  • Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.
  • Cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
  • Không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình.

Về phương pháp đọc sách:

  • Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm nhất là với các cuốn sách có giá trị.
  • Không nên đọc sách một cách tràn lan, quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm
  • Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.

3. Tìm hiểu về khởi ngữ

a. Phân biệt từ in đậm với chủ ngữ trong câu

(1) anh / không ghìm nổi xúc động.

==> anh là chủ ngữ

(2) tôi /cũng giàu rồi

==> tôi là chủ ngữ

(3) chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp

==> chúng ta là chủ ngữ

  • Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
  • Quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ.

b. Trước các từ ngữ in đậm trong các câu trên, ta có thêm vào các quan hệ từ như: về, đối với.

c. Khởi ngữ thường đứng ở trước chủ ngữ của câu. Trước khởi ngữ thường có thêm những quan hệ từ như về , đối với,…

4. Tìm hiểu về phép phân tích và tổng hợp

a. Đoạn (1) Một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về các quy tắc ăn mặc trong văn hóa ăn mặc nói chung. Từ đó, tác giả phân tích về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.

Hai luận điểm chính trong văn bản:

  • Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh, môi trường sống cụ thể.
  • Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, lối sống và hoà mình với cộng đồng.

Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích để rút ra hai luận điểm trên.

Đoạn (2) Bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để " chốt" lại vấn đề. Phép lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí cuối mỗi đoạn trích, bài văn, hay ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.

b.

(1) những bộ phận, phương diện

(2) rút ra cái chung

  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021