Soạn bài bài 20 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hãy chỉ ra hệ thống luận điểm và trình tự lập luận của tác giả ?
....................
d) Tác giả có thái độ như thế nào đối với con người và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại?
3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập (tiếp theo)
a) Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.
.........
c) Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn
4. Tìm hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
.............
e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bài viết nêu ra 3 luận điểm lớn, mỗi luận điểm này lại được cụ thể hoá bằng một hệ thống luận cứ, dẫn chứng sinh động, cụ thể
Luận điểm 1: Trong hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
- Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử;
- Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Luận điểm 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Bối cảnh hiện nay ...............các nền kinh tế;
- Nước ta ......................nền kinh tế tri thức.
Luận điểm 3: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.
b. Quan điểm của tác giả là hoàn toàn đúng đắn vì:
- Con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử, là nguồn nhân lực cốt yếu, là nguồn động lực lớn lao để phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước.
- Trong thời kì hiện đại hóa hiện nay, con người càng đóng vai trò chủ đạo, là chủ nhân của mọi hoạt động lao động sản xuất.
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
- Con người Việt Nam thông minh, nhạy bén dễ nắm bắt cái mới nhưng lại thiếu đi những kiến thức cơ bản, hạn chế về khả năng thực hành.
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Có truyền thống lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau trong chống giặc ngoại xâm, thế nhưng trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị làm giảm đi sức mạnh và tính liên kết trong sản xuất.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ, quen bao cấp, rất sùng ngoại nhưng có khi lại bài ngoại đến mức cực đoan, khôn vặt, ít giữ chữ "tín".
==> Những điểm mạnh này sẽ giúp chúng ta thích nghi và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại nhưng những điểm yếu còn tồn tại sẽ kìm hãm bước đi đó và khiến cho sự đổi mới, tiến bộ không được triệt để và toàn diện.
d. Thái độ của tác giả: nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tôn trọng sự thực, đối chiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam.Tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cách đúng đắn, chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để phát huy hoặc sửa đổi.
3. Tìm hiểu về các thành phần biệt lập (tiếp theo)
a. Trong các từ ngữ in trên, từ Này dùng để gọi, cụm từ Thưa ông dùng để đáp.
- Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
- Trong những từ ngữ in đậm trên, từ "Này" được dùng để tạo lập cuộc thoại, cụm từ "Thưa ông" được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.
c. Nếu được lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa của sự việc của mỗi câu trên không thay đổi. Vì đây là thành phần phụ chú của câu
- Ở câu (1), cụm từ in đậm được thêm vào để chú thích cho " đứa con gái đầu lòng của anh".
Cụm chủ – vị “tôi nghĩ vậy” câu (2) có tác dụng báo cho độc giả biết rằng nhận định đó là suy nghĩ của nhân vật Tôi, là suy đoán chủ quan của “tôi”, chứ chưa hẳn đã đúng.
c. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
4. Tìm hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a. Văn bản bàn về vấn đề vai trò của tri thức trong đời sống xã hội.
b. Văn bản chia thành 3 phần:
- Phần mở bài (đoạn mở đầu): nêu vấn đề “tri thức là sức mạnh”;
- Phần thân bài (hai đoạn tiếp): Đưa ra các dẫn chứng, chứng minh
- Phần kết bài (đoạn còn lại): Phê phán những người chưa biết quý trọng tri thức và sử dụng tri thức không đúng mục đích.
c. Các câu mang luận điểm chính trong bài:
- “Tri thức đúng là sức mạnh.” (Bê- cơn); “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh” (Lê-nin); "Tri thức đúng là sức mạnh"; “Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.”; “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.”
- Các luận điểm ấy đã diễn đạt rõ ràng, dứt khoác ý kiến của người viết.
d. Phép lập luận: chứng minh. Cách lập luận này tạo nên sức thuyết phục cao cho văn bản bởi những dẫn chứng đưa ra rất cụ thể
e. Sự khác nhau:
- Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng cuộc sống: Từ một sự việc, hiện tượng xuất phát từ thực tế trong đời sống, người viết nêu ra vấn đề mang ý nghĩa tư tưởng, đạo lí.
- Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: Bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… làm sáng tỏ, một vấn đề tư tưởng, đạo lí, chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của nó; qua đó khẳng định tư tưởng của người viết.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi giản lược nhất
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục E Hoạt động mở rộng
- Soạn bài 19 Tiếng nói của văn nghệ: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Con cò: mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Những ngôi sao xa xôi giản lược nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương tổng kết phần văn bản nhật dụng: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài Bắc Sơn: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục C Hoạt động luyện tập