Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả , là “một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
……………………………………………………………….
3. Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:
a) Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
..........................................................................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Nhận xét:
- Cốt truyện và tình huống truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ ngắn của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng.
- "Bức chân dung" là của anh thanh niên làm công tác khí tượng giữa cái lạnh lẽo và mây mù của Sa Pa.
- Nhân vật anh thanh niên được hiện lên qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kỹ sư và qua chính những lời tự bộc bạch của anh.
b. Các chi tiết:
- Là người mến khách (vui mừng khi có khách đến thăm).
- Là người sống chu đáo, biết quan tâm đến mọi người, có tâm hồn cao đẹp (hái hoa tặng khách, chuẩn bị trứng luộc cho khách ăn trưa trên xe,...)
- Là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao: “đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất”, phải lấy ốp vào lúc một giờ, bốn giờ sáng xung quanh tối mịt nhưng anh vẫn rất nghiêm túc, đúng giờ,...
- Là người khiêm tốn: từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ về anh, anh cho rằng có người khác còn xứng đáng hơn anh.
c. Nhân vật ông họa sĩ: một người nghệ sĩ chân chính luôn khao khát nghệ thuật, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật.
Cảm xúc trước nhân vật anh thanh niên:
- Ông họa sĩ là người có trực giác nhạy bén khi đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên “Gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”.
- Từ đó ông tìm được mục đích của người làm nghệ thuật đó là tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Góp phần làm nổi bật “bức chân dung” của anh thanh niên, làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.
d. Chất trữ tình của tác phẩm đến từ bức tranh thiên nhiên Sa Pa đẹp độc đáo, kì lạ và đầy thơ mộng: "Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.........rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe."
=> Chất trữ tình của tác phẩm đã làm đẹp hơn, ý nghĩa hơn vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị.
3. Người kể chuyện trong văn bản tự sự
a. Kể về phút chia tay có phần lưu luyến, bịn rịn của anh thanh niên, cô gái trẻ và ông họa sĩ. Kể về cuộc chia tay giữa thanh niên với cô kỹ sư trẻ và ông họa sĩ già.
b.Chuyện kể theo ngôi thứ 3, người kể giấu mình và không phải là một trong ba nhân vật xuất hiện trong truyện. Do người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng "tôi", "mình".
c. Đây là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và tậm trạng của anh
d. Nhận xét trên rất đúng vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương : Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài ánh trăng: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài cố hương: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài làng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài chiếc lược ngà: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng