Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Phẩm chất, tính cách của Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Nhận xét của em về mô tip nhân vật này? Qua nhân vât, tác giả gửi gắm những mơ ước gì?
..................................................
3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
a. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành nhưng thông tin trong bảng sau vào vở:
........................................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Qua đoạn trích, Lục Vân Tiên thể hiện những phẩm chất sau:
- Lục Vân Tiên là chàng trai dũng cảm, văn võ song toàn, hành hiệp trượng nghĩa.
- Trọng lễ nghĩa đạo lí
- Là người coi trọng nghĩa khí
=> Đây là mô típ nhân vật giống truyện dân gian về người anh hùng, dũng sĩ, qua đó tác giả gửi gắm những ước mơ về ở hiền gặp lành, những người hiền lành khi gặp khó khăn sẽ có những còn người hào hiệp giúp đỡ
b. Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga thể hiện ở:
- Là người con gái gia giáo, nền nếp: Thưa rằng, xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa...
- Là người con gái hiếu thảo: làm con đâu dám cãi cha
- Là người ân nghĩa thuỷ chung: vừa hết mực cảm ơn Vân Tiên và vừa mong muốn chàng về nhà để được báo đáp ơn cứu mạng, có trước có sau tình nghĩa.
c. Chọn C. Miêu tả qua hành động, cử chỉ
d. Ngôn ngữ trong đoạn trích bao gồm:
- Ngôn ngữ đơn giản không cầu kì chau chuốt, mang đậm màu sắc Nam Bộ
- Sắc thái ngôn ngữ có sự thay đổi theo diễn biến truyện
3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
a.
Liệt kê | Những câu thơ tả cảnh | Những câu thơ miêu tả tâm trạng | Những câu thơ vừa tả cảnh vừa miêu tả tâm trạng |
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân ......... Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia | Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. ....... Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai. | Buồn trông cửa bể chiều hôm, ......... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. | |
Vai trò trong việc thể hiện nội tâm nhân vật | Thiên nhiên hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Cảnh vật bốn bề yên tĩnh càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này của Kiều | Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng | Vừa tả khung cảnh Lầu Ngưng Bích vừa thể hiện nỗi niềm đau đớn xót xa, tuyệt vọng của Kiều |
Tác dụng của miêu tả nộitâm đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự: gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa của Nguyễn Du. |
b. Sự khác nhau:
- (1) Cách miêu tả nội tâm lão Hạc của đoạn văn là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ, … cho thấy nỗi buồn và sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc khi buộc phải bán chó.
- (2) Cách miêu tả trên là cách miêu tả nội tâm nhân vật ông giáo thông qua suy nghĩ của ông giáo cho thấy sự cảm thông thương tiếc thay cho lão Hạc khi lão buộc phải bán chó
c. Điền như sau:
- Miêu tả nội tâm trong văn tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là những biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục A hoạt động khởi động
- Soạn văn 9 VNEN bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn văn 9 VNEN bài 9: Đồng chí ngắn nhất
- Soạn bài bài đồng chí: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài đoàn thuyền đánh cá: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN văn 9 bài 5: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn ngắn nhất
- Soạn bài cố hương: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục C hoạt động luyện tập