Soạn bài làng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a) Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?

.................................................................

3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

...............................................................

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a. Tình huống: ông Hai là một người rất yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình. Ấy vậy mà ông lại nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo giặc, lập tề từ miệng của những người dân tản cư.

Tác dụng: tạo nên một nút thắt cho câu chuyện đưa ra diễn biến tâm lí gay gắt, những mâu thuẫn giằng xé trong nhân vật ông Hai, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở ông.

b. Điền vào bảng như sau: Xem Tại đây

c. Những chi tiết thể hiện xung đột nội tâm của nhân vật ông Hai:

  • “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
  • “Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.”
  • “Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

=> Qua cách ông Hai suy nghĩ về tình yêu làng quê và lòng yêu nước, ta có thể thấy tình yêu làng quê, quê hương được mở rộng và thống nhất với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến, trung thành với cách mạng, với cụ Hồ.Có thể nói, nhân vật ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

d. Em đồng ý cả hai ý kiến. Bởi truyện ngắn “Làng” thuộc cốt truyện tâm lí nên cả hai yếu tố này đều cần thiết để hỗ trợ nhau và cùng góp phần tạo nên thành công của truyện.

3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

a. Trong ba câu đầu đoạn trích là hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau. Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người.

Những dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện qua lại:

  • Ở mỗi lượt lời (trao và đáp) đều được đánh dấu gạch đầu dòng.
  • Có hai lượt lời qua lại, hỏi và đáp, nội dung trong câu nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.

b. Câu “Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai tự nói với chính mình. Đây không phải là một câu đối thoại vì nội dung của câu nói không liên quan đến nội dung câu chuyện mà hai người phụ nữ đang trao đổi, câu nói của ông cũng không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào và sau câu nói tô ấy cũng không có ai đáp lại.

Câu độc thoại tương tự: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! ”.

c. Tác dụng: tạo nên không khí chân thực, sống động của cuộc sống cho câu chuyện, thể hiện chiều sâu trong diễn biến của truyện và thấy được thái độ đánh giá sự quan tâm của những người tản cư đối với sự kiện làng Chợ Dầu.

Hình thức độc thoại giúp nhà văn thành công trong việc lột tả tâm lí bất ngờ, đau đớn, xấu hổ của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

  • 53 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021