Soạn bài ánh trăng: Mục A hoạt động khởi động
A. Hoạt động khởi động
Kể tên những bài thơ viết về ánh trăng mà em đã được học. Nêu cảm nhận về hình ảnh trăng trong một bài thơ.
Bài làm:
Những bài thơ viết về ánh trăng đã học: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” - Hồ Chí Minh
Cảm nhận về hình ảnh trăng trong bài thơ “Cảnh khuya”:
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng trong đêm khuya. Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, yên ả vang lên tiếng suối chảy róc rách, trong trẻo “như tiếng hát xa”. Bao trùm cả bức tranh là ánh trăng sáng hòa quyện, gần gũi và tràn đầy sức sống “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ” mang nét đẹp cổ điển của ánh trăng trong thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ “lồng” liên kết ba sự vật riêng biệt, khác hẳn nhau nhưng lại không hề tương phản mà dường như chúng lại hòa quyện, đan xen tạo nên một bức tranh sống động và vô cùng gợi cảm.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài cố hương: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài làng: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn văn 9 VNEN bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất
- Soạn bài chiếc lược ngà: Mục E hoạt động mở rộng
- Soạn bài đồng chí: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN văn 9 bài 1: Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất