Soạn bài ánh trăng: Mục C hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu
a) Đọc văn bản "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
b) Tìm hiểu văn bản
(1) Bài thơ mang hình thức lời hát ru những em bé dân tộc Tà – ôi ở chiến khu Trị - Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Em hãy cho biết lời hát ru chia thành mấy khúc? Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu nào?
.............................................................
2. Tổng kết từ vựng
a) Đọc bài ca dao và thực hiện yêu cầu
............................................................
3. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
a) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu
( Lỗi lầm và sự biết ơn - sgk trang 100)
(1) Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
..............................................................
Bài làm:
1. Luyện tập đọc hiểu
(1). Lời hát ru được chia làm 3 khúc, mỗi khúc có 2 khổ thơ.
Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu: Từng khúc đều được mở đầu bằng hai câu: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi - Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi."
(2) Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” hiện lên không chỉ với tình yêu thương sâu sắc dành cho người con, mà còn với tư cách là một người “chiến sĩ” thực sự, người chiến sĩ lao động sản xuất để nuôi bộ đội, hỗ trợ tích cực cho cách mạng. Người mẹ ru con ngủ, nhưng đồng thời mẹ làm công việc của kháng chiến, của cách mạng. Hình ảnh người mẹ gợi lên bao xúc động, đó không chỉ là hình ảnh người mẹ Tà-ôi mà còn là hiện thân của những người mẹ Việt Nam anh hùng, giỏi việc nước đảm việc nhà. Sẵn sàng hi sinh bản thân vì tình mẫu tử và tình yêu quê hương, đất nước.
(3) Thông điệp: ngợi ca những người mẹ Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, anh hùng, quả cảm, anh dũng chống Mĩ; càng trong gian khổ lại càng yêu con và mong ước con được trở thành công dân của một đất nước tự do
(4) Cấu trúc lặp đi lặp lại của lời ru tạo giọng điệu trữ tình, tha thiết, vừa mở rộng, vừa xoáy sâu vào trong lòng người đọc sự ngọt ngào, trìu mến.
2. Tổng kết từ vựng
a.
- Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ "lận đận" là từ láy.
- Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: nước non, thác, ghềnh, bể, ao.
- Các cặp từ trái nghĩa:
- lên - xuống: nhấn mạnh sự vất vả, gian truân trong cuộc đời.
- đầy - cạn: nhấn mạnh cảnh đời ngang trái, loạn lạc, bể đầy, ao cạn.
b. Từ "chân" trong câu thơ "Cỏ non xanh tận chân trời" được dùng theo nghĩa chuyển. Phương thức chuyển nghĩa là phương thức ẩn dụ.
c. Trong đoạn thơ, tác giả đã xây dựng hai trường từ vựng đó là trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng, tro và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa: lửa, cháy, tro. Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
d.
- Những từ Hán Việt trong bài thơ: hí trường, tinh sương, thảo, tịch dương, tuế nguyệt, tang thương, đoạn trường.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua những hình ảnh “đá trơ gan” và “nước cau mặt”.=> Nghệ thuật nhân hóa khiến cho câu thơ trở nên sống động và có hồn.
e. Hiệu quả: diễn tả một cách sống động và gợi cảm âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều.
3. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự
(1) Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người." và “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
(2) Tác dụng khiến câu chuyện trở nên sâu sắc và có ý nghĩa.
(3) Tham khảo bài viết: Tại đây
Gợi ý:
- Thể loại: văn tự sự
- Yêu cầu: Hóa thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ và xưng "tôi" để diễn tả lại những diễn biến tâm trạng, cảm xúc của mình trong tình huống mất điện và đột ngột gặp lại vầng trăng nghĩa tình khi xưa.
- Trong đoạn văn có lồng ghép yếu tố nghị luận thông qua suy nghĩ tự trách của nhân vật về sự lãng quên quá khứ của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài ánh trăng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN văn 9 bài 16: Cố hương giản lược nhất
- Soạn văn 9 VNEN bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn nhất
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình : Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài những đứa trẻ: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài chiếc lược ngà: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài đồng chí: Mục A hoạt động khởi động