Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục C hoạt động luyện tập

  • 1 Đánh giá

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

a) Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc?

.....................................................................

2. Ôn tập phần Tiếng Việt

a) Các phương châm hội thoại

(1) Trao đổi và nêu ví dụ về một số tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại.

..............................................

b) Xưng hô trong hội thoại

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau

...............................................................................

c) Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Xác định lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp.

............................................................................

3. Luyện tập về kể chuyện trong văn bản tự sự.

Đọc đoạn trích sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:

....................................................................

Bài làm:

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

a. Lí do khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc là khi anh phát hiện kịp thời một đám mây khô báo đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, góp một phần công sức nhỏ bé cho đất nước

b. Học sinh tự trình bày quan niệm riêng của bản thân về một cuộc sống hạnh phúc. Có thể tham khảo quan điểm trong đoạn văn: Xem Tại đây

2. Ôn tập phần Tiếng Việt

a) Các phương châm hội thoại

(1) Ví dụ:

A: Anh ơi! Ngày mai là thứ mấy ạ?

B: Ngày mai là một thứ trong tuần.

Câu trả lời của B không đủ nội dung, vừa thừa lại vừa thiếu vì dĩ nhiên một tuần được chia thành 7 ngày.

(2) Trong đoạn hội thoại, lời nói của nhân vật ông Hai đã vi phạm phương châm quan hệ=> Dụng ý diễn tả tâm trạng bối rối, muốn đánh trống lảng của nhân vật.

b. Xưng hô trong hội thoại

Cách xưng hô của nhân vật anh thanh niên đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”, thể hiện thái độ khiêm nhường, thành thực và tôn trọng, lịch sự với người nghe.

c) Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Lời dẫn trong đoạn trích:

  • (1) Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là gì vậy?=> Lời dẫn (1) là ý nghĩ
  • (2) “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”=> Lời dẫn (2) là lời nói

Cả hai lời dẫn đều được dẫn trực tiếp.

3. Luyện tập về kể chuyện trong văn bản tự sự.

a. Khác nhau: đoạn trích này sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể truyện xưng “tôi”.

Người kể truyện trong đoạn trích là nhân vật chính của tác phẩm ( cậu bé Hồng)

  • Ưu điềm: ở ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể về những gì mình nhìn thấy, nghe thấy, những sự việc mình đã trải qua và mình suy nghĩ một các cụ thể. Nhờ vậy, câu chuyện mang đến cảm giác gần gũi, thân mật.
  • Hạn chế, ngôi kể thứ nhất thiếu khách quan hơn so với ngôi kể thứ 3 và dễ đem lại cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật.

b. Tham khảo bài viết: Tại đây

  • 23 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021