Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a) Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?

..................

e) Bản Tuyên bố đã nêu lên mấy nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em? Chỉ ra tính toàn diện của các nhiệm vụ này.

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)

a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

........................................

b) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

(1) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi

...............................

4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại

a) Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể

........................................

Bài làm:

2. Tìm hiểu văn bản

a. Vấn đề: mục đích và tuyên bố chung của hội nghị là lời kêụ gọi toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

b. Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành 3 phần.

  • Phần 1 (mục 3 – mục 7): Thực trạng cuộc sống và những hiểm họa của trẻ em nghèo trên thế giới. Đây là những thách thức đặt ra cho các nhà chính trị.
  • Phần 2 (mục 8, mục 9): Những cơ hội cần nắm bắt để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
  • Phần 3 (mục 10 – mục 17): Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế

c. Thực trạng tái hiện:

  • Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
  • Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
  • Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.

=> Gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới và đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

d. Điều kiện thuận lợi:

  • Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ các phương tiện, kiến thức để bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
  • Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề nan giải
  • Công ước về quyền trẻ em ra đời đã tạo cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

Theo em, việc Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhiều nước cùng kí kết và thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi nhất.

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)

a.

(1) Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(2) Không nên. Vì hành động chào hỏi của anh gây phiền toái, mất thời gian làm việc của người khác.

(3) Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.

b. Ví dụ 1:

Không được tuân thủ do câu nói:" Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn" là thiếu tế nhị, không lịch sự, có thể làm mất lòng người nghe.

Nguyên nhân: do người nói vô ý và vụng về trong giao tiếp.

Ví dụ 2:

(1)

  • Không đáp ứng được điều Mai muốn biết do thông tin mà Khanh cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của Mai
  • Phương châm về lượng đã không được tuân thủ. Nguyên nhân trực tiếp của trường hợp vi phạm này là người giao tiếp không biết chính xác được thời gian cụ thể bộ truyện này xuất bản lần đầu.

(2) Phương châm về chất có thể không được tuân thủ do mục đích của bác sĩ là giúp cho người bệnh không bi quan, sợ hãi, không suy sụp để chiến đấu đến cùng với bệnh tật. Đây là một việc làm cần thiết và nhân đạo.

(3) Không được tuân thủ. Ý nghĩa cần hiểu: tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích sống, nó chỉ có giá trị vật chất bình thường.

(4) Nguyên nhân do người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp hay cần ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn hoặc người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại

a.

Từ ngữ xưng hô

Cách dùng/ ví dụ

Tôi

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Anh cho tôi xin.

Anh

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai

Ví dụ: Anh đi nhé!

Chúng tôi

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Chúng tôi là học sinh.

Chúng ta

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Chúng ta sẽ là những người đầu tiên.

Ông

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ ba

Ví dụ: Ông cho cháu này.

Cháu

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ 3

Ví dụ: Cháu đi học đây.

b. Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em

  • Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt : (1) ta – chú mày; (2) tôi – anh=> Sự thay đổi do dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hô của Dế Mèn với Dê Choắt thay đổi hẳn.
  • Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: (1) em – anh; (2) tôi – anh=> Sự thay đổi do khi này, Dế Choắt không còn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn.

c. Nối: 1-b; 2-a

  • 70 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021