Soạn bài đồng chí: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi).Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào?Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà "không hẹn quen nhau”?
....................................................................
3. Tìm hiểu văn học địa phương
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hai người lính đều có nguồn gốc xuất thân từ những miền quê nghèo khó. Điều khiến họ vốn là những người xa lạ mà "không hẹn quen nhau” là họ cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nghe theo sự thúc giục của lòng yêu nước, nên họ đã cùng lên đường đi chiến đấu.
b. Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:
- Từ những miền đất nghèo, xa xôi, các anh lên đường cùng khoác trên mình màu áo lính
- Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
- Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui khó khăn trong những tháng ngày chiến đấu
Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt bới:
- Ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.
- Chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.
- Nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.
c. Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng và cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ với người bạn chiến đấu của mình:
- Cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật :“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”
- Cùng chia sẻ với nhau sự thiếu thốn về vật chất, quân tư trang trong cuộc đời quân ngũ: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”.
=> Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy giúp những người lính càng tin tưởng và gắn kết nhau hơn, giúp họ càng thêm lạc quan, tin tưởng, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ.
d. Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.
Cảm nhận:
Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ, về tình đồng chí đồng đội sát cánh đồng hành cùng nhau vì đất nước, quê hương
Một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:
- Ngôn từ: Hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm, lời thơ giản dị mà giàu sức tạo hình.
- Giọng điệu: Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện.
- Thể thơ: Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình : Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn văn 9 VNEN bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất
- Soạn bài cố hương: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài chiếc lược ngà: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương : Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn văn 9 VNEN bài 13: Làng ngắn nhất
- Soạn VNEN văn 9 bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất
- Soạn bài đoàn thuyền đánh cá: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục E hoạt động mở rộng tìm tòi
- Soạn VNEN văn 9 bài 5: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn ngắn nhất
- Soạn văn 9 VNEN bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn nhất