Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
17 lượt xem
Luyện tập làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là cơ sở để hình thành kỹ năng viết văn nghị luận. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn bài
- Viết bài
- Đọc lại bài viết và sửa chữa
2. Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của bài văn nghị luận
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, đánh giá chung bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập: Trang 68 sgk ngữ văn 9 tập 2
Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Hãy lập dàn ý chi tiết
(Gợi ý:
- Đề yêu cầu nêu vấn đề gì? Cần chú ý đến các từ nào trong đề để định hướng đúng phương hướng làm bài?
- Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử cụ thể của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình?
- Nêu những nhận xét (ý kiến) về hai nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích: những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng, hi sinh và nghị lực, niềm tin...
- Những đặc điểm cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật: tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng...nhất là việc công phu, tỉ mẩn làm chiếc lược cho con gái của nhân vật ông Sáu; hành động bất nhờ khi nhận ba ở giờ phút chia li cuối cùng của nhân vật bé Thu để chứng minh những nhận xét của mình.
- Nghệ thuật tạo dựng tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết,...của Nguyễn Quang Sáng có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào)
Xem thêm bài viết khác
- Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ
- Cảm nhận về ba nhân vật trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
- Qua đó,em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận
- Viết bài tập làm văn số 7 Ngữ văn 9 tập 2 trang 99, giải tất các đề
- Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 5- Nghị luận xã hội
- Nội dung chính bài Mùa xuân nho nhỏ
- Phân tích diễn biến tâm trạng ( mạch cảm xúc trữ tình) trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng chính những rung cảm, cảm xúc chân thành nhất của người đọc
- Tác giả đã phân tích lí do chọn sách như thế nào
- Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây
- Tổng kết về ngữ pháp
- Phân tích nét đặc sắc trong cách thể hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải