Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
Câu 3: trang 166 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu).
Bài làm:
Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Thế những Thơm vào hoàn cảnh cha và em hi sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất của Thơm là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian là tên phản bội tội tệ. Thơm luôn sống trong cảm giác day dứt mỗi khi nhớ tới cha, nhớ tới lời dặn của cha, nên Thơm thường khuyên chồng dừng lại không làm những việ như thế nữa những Thơm không khuyên được Ngọc. Chính vì xuất phát từ nỗi day dứt đó, Khi Cửu và Thái mới xuât hiện, Thơm đã hoảng hốt, lo lắng. Ở cô lúc này, không có cuộc đấu tranh giữa cái sông và cái chết, cũng không có sự lựa chọn phải giao nộp hai cán bộ này hay che giấu họ. Cô không lo lắng, băn khoăn vì dám cả gan che giấu cán bộ. Thơm hoảng hốt là do quá bất ngờ; lo lắng, đắn đo vì không biết bảo vệ họ thế nào. Cô đã nhanh trí đẩy họ vào buồng trong, nói to lên để hai người cán bộ biết để không đi lối sau vườn. Thơm chọn phương án táo bạo: đẩy hai người vào buồng trong. Bằng cách này khiến cho Ngọc không mảy may nghi ngờ. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó dẫn thế hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Phát vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó. Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Bài văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về khổ cuối bài Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy
- Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường. Ngồi bên hồ, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống... Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài viết.
- Phân tích những Từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu
- Ngữ văn 9: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
- Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn
- Phân tích hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”.
- Tìm thành phần phụ chú cho các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điểu gì
- Đọc các chủ thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.
- Xác định bố cục và tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu tìm biện pháp lập luận và cách khai triển khác nhau
- Soạn văn 9 tập 2 bài Tôi và chúng ta trang 173 sgk
- Từ tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, trình bày những suy nghĩ về vai trò của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.