Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản
a) Đọc văn bản Viếng lăng Bác
b) Tìm hiểu văn bản
(1) Đọc nhiều lần bài thơ và nêu cảm xúc bao trùm của tác giả.
..................
(5) Em có suy nghĩ gì khi biết rằng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác không bao lâu trước khi ông qua đời? Theo em, nhà thơ muốn nói cùng người đọc điều gì khi một mùa xuân mới đang về và bản thân mình sắp giã từ cõi đời?
2. Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a) Lập dàn bài cho đề văn trên
b) Viết phần Mở bài hoặc một đoạn văn của phần Thân bài.
Bài làm:
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản
(1) Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính cùng lòng biết ơn, tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác
(2) Trong khổ thơ đầu, tác giả miêu tả hình ảnh hàng tre bên lăng Bác “bát ngát” trong sương. Đây là một hình ảnh rất quen thuộc và bình dị của làng quê Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật của cây tre: màu xanh xanh, dù cho bão tố, “bão táp mưa sa” cũng không bị đổ ngã mà vẫn mãnh mẹ bám trụ và “thẳng hàng”.
- Hình ảnh cây tre này mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ, đoàn kết và kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.
((3) Các hình ảnh ẩn dụ:
- Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ Bác Hồ.Người cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh lớn lao và vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thông qua hình ảnh ẩn dụ đó, tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại, vừa thể hiện lòng kính yêu của nhân dân đối với Bác.
- Hình ảnh “Tràng hoa” ở đây vừa là những bông hoa thực được nhân dân dâng lên Bác, cũng vừa mang ý nghĩa chỉ những người đang xếp hàng vào lăng viếng Bác là những bông hoa đẹp đẽ, ngát hương. Hình ảnh đẹp này đã thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác
- Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- Hình ảnh ẩn dụ ‘trời xanh” đã thể hiện sức sống trường tồn và vĩnh cửu của Bác đối với nhân dân Việt Nam. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như bầu “trời xanh” vĩnh viễn ở trên cao. Người vẫn mãi sống, bất tử trong lòng mỗi người.
(4) Bài thơ có sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật vì:
- Giọng điệu bài thơ vừa trang nghiêm v vừa sâu lắng, vừa đau xót vừa thiết tha, thể hiện một tâm trọng xúc động nghẹn ngào.
- Thể thơ: bài thơ được làm bằng thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm, thể hiện sự trang nghiêm thành kính. Khổ thơ cuối với phép tu từ điệp ngữ có nhịp điệu nhanh hơn thể hiện ước muốn thành kính, tha thiết của nhà thơ.
- Về từ ngữ và hình ảnh, nhà thơ sử dụng từ ngữ xưng hô tôn kính (Con -Bác), với các hình ảnh ẩn dụ biểu hiện lòng tôn kính chân thành của mình (Mặt trời trong lăng rất đỏ, vầng trăng sáng dịu hiền, kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, trời xanh...).
(5) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ Thanh Hải qua đời. Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người một lẽ sống, một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi người hãy đem đến cho cuộc đời chung một nét riêng, một phần tinh túy nhất của mình dù là nhỏ bé. Đó mới là ý nghĩa cao quý của đời người.
2. Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a. Dàn ý cho đề văn: Cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà. Bạn có thể xem tại đây
b. Viết phần Mở bài cho bài văn:
Chiến tranh đã đem đến bao đau thương, mất mát cho bao con người, bao gia đình trên đất nước Việt Nam. Nhưng dường như càng trong cái cảnh ngộ éo le, đau thương ấy thì tình cảm gia đình, tình cha con lại càng trở nên sáng đẹp và sâu sắc. Truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Câu chuyện của cha con ông Sáu còn giúp cho người đọc thấm thía được những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh đã gây ra cho con người.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Bến quê: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài bài 20 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang giản lược nhất
- Soạn bài Mây và sóng: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Tổng kết phần văn học thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn bài 21 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten: mục A hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Bến quê giản lược nhất
- Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác: mục C Hoạt động luyện tập