Soạn văn bài: Người lái đò sông Đà

113 lượt xem

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kỳ vĩ, hào hùng vừa thơ mộng vừa trữ tình của thiên nhiên và nhất là con người bình dị ở vùng Tây Bắc. KhoaHoc, xin khái quát những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết bài Người lái đò sông Đà. Mời các bạn tham khảo!

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Tác giả

Nguyễn Tuân (1910 -1987). Sinh tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho. Ông học đến cuối bậc Thành Chung, tham gia bãi khoá, bị đuổi học (1929). Sau khi bị tù vì vượt biên giới sang Thái Lan, ông viết báo, viết văn. Năm1941 ông bị bắt giam vì giao du với những người hoạt động chính trị. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nguyễn Tuân ntham gia Cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. 1948- 1958 ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1996,ông được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Con người

  • Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
  • Tài hoa, uyên bác:
  • Khám phá phát hiện sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ.
  • Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
  • Tô đậm những nét phi thường, tuyệt vời của cảnh vật, con người
  • Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau trong sáng tác
  • Ngôn ngữ văn học:
  • Từ vựng phong phú
  • Tổ chức câu văn xuôi có giá trị tạo hình cao, có nhạc điệu trầm bổng, cách phối âm, phối thanh linh hoạt,tài hoa.
  • Sử dụng thể loại tùy bút thuần thục, có những thành tựu đặc sắc.

Những chuyển biến trong phong cách nghệ thuật:

  • Trước Cách mạng tháng tám1945, phong cách Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ NGÔNG. Đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.
  • Sau Cách mạng tháng tám, Nguyễn Tuân hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, ca ngợi cái đẹp không chỉ ở những tính cách phi thường mà còn ở cả những người lao động bình thường.

2. Tác phẩm

Giới thiệu chung

  • Tùy bút Sông Đà:

Ra đời năm 1960, tái bản năm 1978.

  • Cấu trúc: 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo.

Giá trị:

  • Phát hiện kì thú về tài nguyên, phong cảnh miền Tây Bắc
  • Khám phá đầy trân trọng về vẻ đẹp – chất “vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc: ngược về quá khứ miêu tả chiến sĩ cách mạng nhà tù Sơn La, những cán bộ cách mạng hoạt động cách mạng thời giặc tạm chiếm, những bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên…, trở lại hiện tại để tìm những lớp người mở đường kiến thiết Tây Bắc…
  • Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.
  • Vị trí văn học sử: đỉnh cao sáng tác Nguyễn Tuân sau cách mạng.

Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”

  • Rút từ tập “Sông Đà”.
  • Nhan đề: “Sông Đà” > “Người lái đò Sông Đà” > tác dụng: nổi rõ hình tượng trung tâm của tùy bút là người lái đò.

Giá trị:

  • Giá trị thông tin, tư liệu: công trình khảo cứu về Sông Đà > cung cấp những hiểu biết chân xác, lí thú về Sông Đà .
  • Lịch sử Sông Đà.
  • Địa thế đặc biệt của Sông Đà và phong cách vượt thác của người lái đò.
  • Lịch sử đấu tranh của nhân dân Tây Bắc.
  • Sự chuẩn bị của nhà nước để chinh phục Sông Đà.

Giá trị văn chương.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kỹ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Trong thiên tùy bút tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như dòng chảy trữ tình?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó hãy cắt nghĩa vì sao trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây bắc mới thật là vàng mười của đất nước ta?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

=> Xem hướng dẫn giải

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập 1: trang 193 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà

Bài tập 2: trang 193 sgk Ngữ văn 12 tập một

Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhát trong thiên tùy bút.

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Người lái đò sông Đà. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Người lái đò sông Đà


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội