Soạn văn bài: Tôi đi học
Tác phẩm Tôi đi học là những dòng hồi ức của tác giả về ngày đầu tiên đi học với nhiều cảm xúc về thiên nhiên, cảnh vật, thầy cô và những người bạn trong ngôi trường mới. KhoaHoc xin giới thiệu với các bạn bài soạn văn đầy đủ và chi tiết để các bạn tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Tác giả
Thanh Tịnh (1911-1988) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác. Sự nghiệp văn học của ông đa dạng, phong phú. Thơ văn ông đậm chất trữ tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là tác phẩm Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngãi tìm trầm (truyện ngắn, 1943), đi giữa mùa sen (truyện thơ. 1973)…
2. Bố cục: 4 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “… rộn rã”: Những biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho cho Tôi nhớ lại mình cùng những kỷ niệm trong sáng.
- Đoạn 2: tiếp theo “….trên ngọn núi”: Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
- Đoạn 3: tiếp theo “….được nghỉ cả ngày”: – Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.
- Đoạn 4: phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học.
3. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm Tôi đi học được kể lạ theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi về ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, nhân vật Tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 9 – SGK) Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
Câu 2 (Trang 9 – SGK)Tim những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
Câu 3 (Trang 9 – SGK) Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?
Câu 4 (Trang 9 – SGK) Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Câu 5 (Trang 9 – SGK) Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?
Câu 1 (Phần Luyện tập – Trang 9) Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
Câu 2 (Phần Luyện tập – Trang 9) Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Tôi đi học
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ghi lại những cảm xúc về ngày đầu đến trường của em
Câu 3: Cảm nhận về nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tôi đi học "
Xem thêm bài viết khác
- Vẫn qua các sự việc ấy, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu
- Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?
- Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Đọc lại cặp câu 3 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
- Nội dung chính bài Muốn làm thằng Cuội
- Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Nội dung chính bài: Bố cục của văn bản
- Nội dung chính bài: Câu ghép
- Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần
- Nội dung chính bài: Dấu ngoặc kép