Nội dung chính bài Tôi đi học
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tôi đi học "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác. Sự nghiệp văn học của ông đa dạng, phong phú. Nổi bật nhất có thể kể là tác phẩm Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngãi tìm trầm (truyện ngắn, 1943), đi giữa mùa sen (truyện thơ. 1973)…
- Tác phẩm: Truyện ngắn đậm chất hồi kí in trong tập “Quê mẹ” -1941
2. Phân tích văn bản
a. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
* Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu.
- Cảnh thiên nhiên: Biến chuyển của cảnh vật sang thu.
- Cảnh sinh hoạt: Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
=> Đó là thời điểm, nơi chốn gần gũi, quen thuộc gắn liền với tuổi thơ, gắn với tình yêu quê hương của tác giả.
Hình ảnh những người lớn trong buổi học đầu tiên của các em
* Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường:
- Con đường làng vốn quen thuộc tự nhiên thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi.
- Đứng đắn chững chạc, trang trọng hơn.
- Muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình.
=> Hồi hộp, phấn chấn lạ thường
* Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học:
- Cảm thấy ngôi trường vừa cao, vừa sạch sẽ, vừa oai nghiêm. => Không khí cuả ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
- Khi nghe tiếng trống trường: chơ vơ, vụng về.
- Nghe gọi tên: Hồi hộp lúng túng, quả tim như ngừng đập.
- Cảm thấy sợ khi sắp rời bàn tay mẹ -> nức nở khóc.
- Một loạt động từ đặc tả, miêu tả chân thực, chính xác, tinh tế, phép so sánh đặc sắc
=> tâm trạng lúng túng, rụt rè, lo lắng, sợ hãi thể hiện cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.
* Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
- Thấy mùi hương lạ xông lên trong lớp bàn ghế chỗ ngồi tự nhiên lạm nhận làm vật riêng của mình
- Nhìn người bạn không cảm thấy xa lạ chút nào
- Chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm học vần
- Lạ bởi lần đầu tiên được vào lớp học.
- Gần gũi bởi tôi ý thức được rằng mọi thứ sẽ gắn bó, thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
=> Tình cảm của tôi trong sáng, hồn nhiên, chân thực.
Đặc biệt chi tiết cuối cùng :
- Chú chim hót....... bay cao.
- Kỉ niệm bẫy chim
- Tiếng phấn...
=> Một chút buồn khi từ giã tuổi thơ, bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và bắt đầu vào việc học hành. Phải chăng đay là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thời thơ ấu để bước vào thế giới tuổi học trò đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn
b. Hình ảnh những người lớn trong buổi học đầu tiên của các em
- Ông đốc: Nhìn các em với cặp mắt hiền từ và cảm động, lời nói khẽ khàng đầy yêu thương, lại tươi cười nhẫn nại dỗ dành các em khóc vì phải xa mẹ.
- Thầy giáo: Gương mặt tươi cười đón các em trước cửa lớp.
- Phụ huynh: Dẫn các em đến trường chu đáo.
- Mẹ: ân cần dịu dàng.
=> Tất cả đều dịu dàng, yêu thương, chăm chút, khuyến khích các em.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
a. Khơi nguồn kỉ niệm:
Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, những câu văn thấm đẫm chất trữ tình như một cánh cửa dịu dàng mở ra dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự vật, những con người, những cung bậc tình cảm đẹp đẽ trong sáng, đáng nhớ:
- Thiên nhiên: Những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời được nhân vật “tôi” nhớ lại là thời điểm cuối thu, cây cối đang mùa thay lá. Những chiếc lá khô xào xạc trên đường tưởng như vô tri vô giác ấy đã trở thành những màu sắc thông điệp, thanh âm riêng hối gọi lòng người nhớ về ngày khai trường đầu tiên.
- Con người: Hình ảnh trực tiếp tác động đến tác giả để tác giả nhớ tới buổi khai trường của chính mình đó là hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè trong lần đầu tiên tới trường
- Tâm trạng nhân vật:
- Nhớ về những kỉ niệm mơn man thuở bé của mình
- Vui sướng, háo hức như buổi khai giảng của chính mình
b. Khi cùng mẹ tới trường:
- Tác giả gợi nhắc tâm trạng, cảm giác của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường. Đó là buổi sớm mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”. Tôi cùng mẹ nắm tay đi trên con đường quen thuộc. Cảnh vật xung quanh vẫn thế, không thay đổi. Nhưng nhân vật tôi trong những cảm giác bồi hồi, nôn nao, hồi hộp của lần đầu tiên đi học mà thấy những cảnh vật ấy từ quen thành lạ, từ gần gũi thành mới mẻ.
=>Đó là cảm giác hồi hộp lạ thường. Tất cả những cảm giác ấy do một sự kiện quan trọng hôm nay tôi đi học. Vì đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với các bạn, hôm nay đi học quả là sự kiện lớn, một bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế hôm nay cậu cảm thấy mình đứng đắn chững trạc trang trọng hơn trong bộ quần áo mới, vì thế tôi muốn thử sức mình.
=> Cảm giác này được tg ghi lại thật tinh tế, chân thực. Hình ảnh so sánh đẹp, xác thực gắn liền với thiên nhiên tươi đẹp, mềm mại=> Câu văn giàu chất thơ, giàu chất tạo hình, khẳng định một kỉ niệm đẹp, đề cao sự học hành của con người.
c. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học:
Không khí cuả ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng:
- Bỗng thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng áo quần sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Nhìn ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp.
Đứng ở giưa sân trường rộng lượn và lạ lẫm ấy, cậu bé cảm thấy mình nhỏ bé đâm ra lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay chỉ dám đi từng bước nhẹ:" Họ như những con chim non....... e sợ" . Câu văn gợi sự liên tưởng về một thời tuổi thơ đứng dưới mái trường mến yêu. Mỗi một học trò hồn nhiên ngây thơ như một cánh chim đầy khát vọng với biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời tri thức cao rộng, chân trời học vấn mênh mang.
Khi chuẩn bị rời khỏi vòng tay mẹ, những tiếng khóc nức nở hay thút thít cứ bật ra tự nhiên như phản ứng dây chuyền. Cảm thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này. Vừa lúc nãy, trên đường tới trường các cô còn náo nức, muốn tỏ ra mình đã lớn, cũng vừa lúc nãy, cảm thấy hãnh diện vì nhiều người chú ý, mà giờ đây lại khóc => tiếng khóc như phản ứng dây chuyền rất tự nhiên, ngây thơ và rất giàu ý nghĩa:
- Đó là tiếng khóc của sự nuối tiếc những ngày chơi đùa thoải mái, sự lưu luyến những người thân.
- Cũng là tiếng khóc của sự e sợ trước một thời kì thử thách, trước không ít khó khăn của thế giới học đường hay đây là tiếng khóc của niềm vui, niềm quan tâm để bước vào một thế giới khác lạ đầy hẫp dẫn
- Báo hiệu sự trưởng thành.
d. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn. ⇒ Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự hồn nhiên, ngây thơ mà còn bởi nó khiến mỗi chúng ta nhớ về tuổi thơ của chính bản thân mình.
2. Hình ảnh những người lớn trong buổi học đầu tiên của các em
Nếu ví các em nhỏ ngày đầu tiên đi học là những cánh chim đang chập chững rời tổ để bay vào bầu trời bao la đầy nắng và gió thì cha mẹ, thầy cô chính là những bàn tay nâng đỡ, những làn gió đưa, những tia nắng soi đường để cánh chim được cất lên mạnh dạn khoáng đạt trên bầu trời. Tất cả mọi người đều đều dịu dàng, yêu thương, chăm chút, khuyến khích các em. Người mẹ ân cần chu đáo chuẩn bị mọi thứ, sánh vai cùng con tới trường, Ông Đốc hìn các em với cặp mắt hiền từ và cảm động, lời nói khẽ khàng đầy yêu thương, lại tươi cười nhẫn nại dỗ dành các em khóc vì phải xa mẹ. Thầy cô với gương mặt tươi cười đón các em trước cửa lớp. Nhờ những bàn tay, những làn gió mát, những tia nắng chứa chan tình thương và trách nhiệm ấy, cậu học trò trong câu chuyện này đã nhanh chóng hoà nhập vào cái thế giới kì diệu của mái trường.
3. Tổng kết:
Nội dung: Ghi lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn .
Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế, nhẹ nhàng tha thiết.
- Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng cảm xúc
Ý nghĩa: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
Xem thêm bài viết khác
- Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên 11 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên lớp 8
- Qua cả hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
- Nội dung chính bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?
- Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
- Soạn văn bài: Trường từ vựng
- Nội dung chính bài Hai chữ nước nhà
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại những cảm xúc về ngày đầu đến trường của em
- Nội dung chính bài: Dấu ngoặc kép
- Đọc lại cặp câu 3 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
- Soạn văn bài: Hai chữ nước nhà