Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Câu 3: Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Bài làm:
Phan Chu Trinh là một trong những chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Ông sinh năm 1892, mất năm 1926, trong các sáng tác ông lấy hiệu là Tây Hồ. Quê ông làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam. Ông từng đỗ đạt làm quan nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, ông từ quan và chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Ông đã đề xướng các phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX và gây được tiếng vang lớn ở trong nước, cũng như ở Pháp Và Nhật. Ông là người có tài năng văn chương và nhiều áng văn chính luận của ông đều thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ như Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca… Đến năm 1908, Phan Chu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và đến 1910, nhờ sự can thiện của Hội nhân quyền (Pháp) ông mới được tha.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được sáng tác trong những ngày ông và nhiều tù nhân khác bị bắt đày ra Côn Đảo, bị bắt lao động khổ sai. Nhà tù thực dân Côn Đảo là địa ngục trần gian với nhiều hình thức tra tấn dã man các chí sĩ yêu nước thời đó. Trong đó, đập đá là một công việc mà những người đi đày phải làm. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh đẹp, phong thái cứng cỏi của người anh hùng cứu nước. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, người chí sĩ vẫn không hề nao núng, chùn bước mà càng thêm quyết tâm và tình yêu nước sâu sắc. Tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ hàm súc với hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt của người chí sĩ dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.
Xem thêm bài viết khác
- Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm: “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”. Hãy trao đổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề
- Nội dung chính bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Soạn văn bài: Câu ghép
- Xác định ba phần của đoạn truyện này theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ
- Từ hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội
- Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?
- Hai câu đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế”?
- Nội dung chính bài: Trường từ vựng
- Nội dung chính bài Trong lòng mẹ