Soạn văn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử. TKhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Mời các bạn cùng tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
- Tác phẩm: Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ :
- Xuất xứ: Trích trong truyện “ Rùa vàng”, in trong quyển “ Lĩnh Nam chích quái” ( thế kỉ 15 )
- Bố cục : 2 phần
- An Dương Vương là vua Âu Lạc xây thành, chế nỏ, giữ nước thành công
- Bi kịch tình yêu của Mị Châu gắn liền bi kịch mất nước của An Dương Vương .
- Tóm tắt: Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 42 SGK) Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, hãy phân tích:
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian thể hiện cách đáng giá như thế nào về nhà vua .
b. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương biểu hiện như thế nào ?
c.Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái… nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc ?
Câu 2 (Trang 43 – SGK) Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm như vật là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí
Ý kiến của anh/chị như thế nào?
Câu 3 (Trang 43 – SGK) Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
Câu 4 (Trang 43 – SGK) Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy chúng ta nên hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước’’?
Câu 5 (Trang 43 – SGK)Từ những điều đã phân tích, hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử’’ của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hóa như thế nào?
Xem thêm:
Các dạng bài văn mẫu viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Luyện tập
Bài tập 1: trang 43 sgk Ngữ văn 10 tập một
Có hai cách đánh giá như sau:
a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
b) Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" đã ca ngợi mối tình đó.
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến riêng của mình.
Bài tập 2: trang 43 sgk Ngữ Văn 10 tập một
An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí tuyền thống của dân tộc ta?
Bài tập 3: trang 43 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy".
Câu 5: Giá trị nội dung và nghê thuật trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Xem thêm bài viết khác
- Đọc văn bản Hòn đá xù xì và trả lời câu hỏi
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn văn bài: Tổng quan văn học Việt Nam
- Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa
- Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão anh chị chọn hình thức kết cấu nào
- Giá trị nội dung và nghê thuật trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Đọc văn bản Hội nghị Diêm Hồng và trả lời các câu hỏi: Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
- Soạn văn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
- Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu