Thi điền nhanh tên dấu câu thích hợp (dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu chấm hết, dấu chấm than) vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện sau:
A. Hoạt động thực hành
1. Thi điền nhanh tên dấu câu thích hợp (dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu chấm hết, dấu chấm than) vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện sau:
Những dấu câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp, chỉ tìm câu đơn giản. Đằng sau câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản. Sau đó, anh ta lại làm mất (1) ... Anh bắt đầu nói đều đều, không ngữ điệu, không cảm thán. Không gì có thể làm anh vui sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất (2) .... Anh chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh cũng không biết, anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều.
Vài tháng sau, anh đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh không liệt kê, không giải thích được hành vi của mình. Anh đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân.
Mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại (3) ... Anh không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy.
Cứ vậy, anh ta đi đến (4) ...
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)
Bài làm:
Những dấu câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp, chỉ tìm câu đơn giản. Đằng sau câu đơn giản là ý nghĩ đơn giản. Sau đó, anh ta lại làm mất (1) dấu chấm than. Anh bắt đầu nói đều đều, không ngữ điệu, không cảm thán. Không gì có thể làm anh vui sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất (2) dấu chấm hỏi. Anh chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh cũng không biết, anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều.
Vài tháng sau, anh đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh không liệt kê, không giải thích được hành vi của mình. Anh đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân.
Mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại (3) dấu ngoặc kép. Anh không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy.
Cứ vậy, anh ta đi đến (4) dấu chấm hết.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)
Xem thêm bài viết khác
- Thảo luận ý nghĩa của câu chuyện "lớp trưởng lớp tôi"
- Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. Nêu lí do vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài "Chiếc áo của ba"
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? Kể những người mà người Ê đê xem là có tội?
- Giải bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo
- Quan sát bức ảnh sau nói những điều em biết về bà Nguyễn Thị Định
- Giải bài 32C: Viết bài văn tả cảnh
- Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi: Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào? Em có thể tả cây cối theo trình tự khác nào?
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A (trang 80)
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A (trang 166)
- Viết vào vở đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.
- Cùng người thân tìm một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh hoặc một câu chuyện kể về việc em làm để góp phần giữ gìn trật tự, an ninh