Tìm hiểu về trang phục, phong tục, tập quán sản xuất của một dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Băc Bộ?
2. Tìm hiểu về trang phục, phong tục, tập quán sản xuất của một dân tộc ít người ở Trung du và miền núi Băc Bộ?
Bài làm:
Người Mường là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường
Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ
Năm 1999, người Mường có 1.137.515 người.
Người Mường sống định canh, định cư tại những thung lũng hẹp. Họ làm nông nghiệp lúa nước và có thêm nương rẫy phụ trợ. Nghề phụ của dân tộc này trong những tháng nông nhàn là dệt vải, đan lát, ươm tơ và khai thác nguồn lợi từ rừng.
Nhà ở của người Mường là nhà sàn, nhưng họ rất chú trọng đến hướng nhà. Theo quan niệm cổ truyền, nhà không được làm ngược hướng với đồi, núi…
Lễ cưới người Mường gồm các quy trình sau: ướm hỏi, lễ bỏ trầu, lễ xin cưới, lễ cưới lần thứ nhất, lễ đón dâu.
Ma chay của người Mường cũng có nhiều điều lạ. Người chết tắt thở, con trai thường cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình mới nổi chiêng phát tang. Thi hài được liệm nhiều lớp vải và quần áo rồi mới đặt trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng.
Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới.
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú: nhiều thể loại thơ dài, truyện cổ, dân ca, ví, tục ngữ. Người Mường hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố… Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường.
Trò chơi dân gian của người Mường gần gũi với mọi đối tượng của cộng đồng: Thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn
Trang phục nam là áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới và đôi khi có thêm túi ngực. Trang phục nữ độc đáo: khăn đội đầu trắng, yếm, áo cánh màu trắng, thân ngắn, xẻ ngực, váy dài đến mắt cá chân gồm thân váy và cạp váy....
Xem thêm bài viết khác
- Theo em, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo ra thời cơ và thách thức gì?
- Với sự hỗ trợ của người thân, em hãy tìm hiểu về dân cư của địa phương mình?
- Giải bài 20: Địa lí địa phương
- Tại sao sau Đại thắng xuân 1975, Tô quốc Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ. Việc thống nhất về mặt nhà nước sau Đại thắng Xuân 1975 diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa
- "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ biểu hiện như thế nào đối với Việt Nam trước năm 1975?
- Trao đổi với người thân để tìm hiểu các điều kiện phát triển công nghiệp hoặc tiểu công nghiệp ở địa phương em hay một địa phương nào đó em biết?
- Đọc thông tin, hãy cho biết vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) giành thắng lợi.
- Cho biết cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, ti tan, đá vôi, sét, cao lanh phân bố ở đâu? Nêu cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
- KHXH 9 bài 23 - Tìm hiểu về tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945
- KHXH 9 bài 23 - Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Nêu suy nghĩ của em về chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi thông qua hình 11 và 12? Cho biết sự kiện chế độ Apácthai bị xóa bỏ ở Nam Phi có ý nghĩa như thế nào?
- Viết bài giới thiệu ngắn gọn về một di tích hoặc nhân vât lịch sử liên quan đến đoạn này mà em thích nhất