Tìm từ láy có âm đầu là L Ôn tập tiếng Việt lớp 4

474 lượt xem

Tìm từ láy có âm đầu là L được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đơn giản, hy vọng sẽ giúp các em nắm bài một cách tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Tìm từ láy có âm đầu là L

Trả lời:

- Lung linh, long lanh, lóng lánh, lỏng lẻo, lấp lánh, líu lo, lanh lảnh, lấp ló,…

1. Từ láy là gì?

- Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Ví dụ: ào ào, xanh xanh, thăm thẳm, lanh lảnh, ……

2. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

- Tiếng việt là một ngôn ngữ phong phú và đa dạng vì thế rất khó để nhận biết 2 loại từ ghép và từ láy với nhau. Tuy nhiên vẫn có một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Cách 1: Từ ghép có chứa từ Hán Việt thì không phải từ láy

- Trong tiếng Việt những từ Hán Việt láy âm xuất hiện rất nhiều, chính vì vậy mà tất cả những từ Hán Việt có 2 âm tiết thì sẽ được xác định là từ ghép chứ không phải là từ láy, dù cho từ đó có ngẫu nhiên láy âm với nhau đi nữa.

Ví dụ: "Tử Tế" cùng láy nguyên âm "T" nhưng ở đây "Tử" là từ Hán Việt nên đây là từ ghép.

Cách 2: Từ ghép thuần Việt cả 2 từ đều có nghĩa không được coi là từ láy

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ "hoa", "quả" khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ "long" có nghĩa, còn "lanh" thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng.

- Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

=>Ta tách 2 từ riêng biệt ra nếu cả 2 từ đều có ý nghĩa thì đó là từ ghép, còn 1 hoặc 2 từ tách ra vô nghĩa thì là từ láy.

Ví dụ: các từ che chắn, máu mủ... thì sẽ được coi là từ ghép. Ngoài ra chỉ có một từ có nghĩa trong hai từ thì đó có thể coi là láy âm, ví dụ: lạnh lùng, lảm nhảm...

Cách 3: Nếu hai tiếng trong một từ đảo trật tự cho nhau mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép

- Khi đảo trật tự các tiếng trong một từ mà được một từ mới vẫn có nghĩa thì đó được coi là từ ghép. Ví dụ: thẫn thờ - thờ thẫn, mệt mỏi – mỏi mệt…

3. Bài tập về từ láy, từ ghép

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy:

Sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy?

Ngay ngắn

Ngay thẳng

Ngay đơ

Thẳng thắn

Thẳng tuột

Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành

Chân thật

Chân tình

Thật thà

Thật sự

Thật tình

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

a. Da người

b. Lá cây còn non

c. Lá cây đã già

d. Trời.

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Tìm từ láy có âm đầu là L được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài hôm nay các em sẽ nắm bài tốt hơn, từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

Cập nhật: 20/06/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội