Trả lời các câu hỏi C2,C3,C4 bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sịnh lí của dòng điện sgk Vật lí 7 trang 64

15 lượt xem

Trang 64 Sgk Vật lí lớp 7

Hình 23.2 mô tả cấu tạo của chuông điện, trong đó miếng sắt được gắn với lá thép đàn hồi và khi công tắc chưa đóng, miếng sắt luôn tì sát vào tiếp điểm.

C2. Khi ta đóng công tắc, có hiệu tượng gi xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông ?

C3. Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sát vào tiếp điểm.

C4. Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng ?

Bài làm:

C2. Khi ta đóng công tắc, có dòng điện chạy qua cuộn dây, trong cuộn dây xuất hiện từ tính, hút miếng sắt, làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông và chuông kêu

C3. Khi miếng sắt bị hút về phía cuộn dây thì phần tiếp điểm bị hở, dòng điện không đi qua được nên mạch bị ngắt

Do không còn dòng điện đi qua cuộn dây, nên cuộn dây mất từ tính, miếng sắt sau đó không bị hút nên lại trở về tì sát vào tiếp điểm

C4. Khi khóa K đóng, miếng sắt tì vào tiếp điểm, mạch điện kín làm cho cuộn dây hút miếng sắt , kéo đầụ gõ chuông gõ vào chuông phát ra âm. Lúc này ở phần tiếp điểm bị hở, dòng điện trong mạch bị ngắt, cuộn dây bị mất từ tính, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm, mạch điện kín. Quá trình trên lặp đi lặp lại, nên chuông sẽ kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội