Trắc nghiệm địa lí 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Miền nào ở nước ta thời tiết thay đổi nhanh chóng trong ngày
- A. Miền đồng bằng
- B. Miền núi cao
- C. Miền hải đảo
- D. Miền ven biển
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện:
- A. Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.
- C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
- D. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Câu 3: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:
- A. Hoàng Liên Sơn
- B. Trường Sơn Bắc
- C. Bạch Mã
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 4: Đặc điểm các mùa ở Việt Nam là
- A. Mùa đông mưa ấm, mùa hạ khô nóng
- B. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm
- C. Một năm chia thành bốn mùa rõ rệt
- D. Mùa đông lạnh ẩm, mùa hạ khô nóng
Câu 5: Nhân tố nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
- A. Vị trí địa lí
- B. Địa hình
- C. Hoàn lưu gió mùa
- D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Ở nước ta vào nửa đầu mùa đông gió mùa mùa đông thổi hướng đông bắc gây ra thời tiết:
- A. Lạnh khô.
- B. Lạnh ẩm.
- C. Nóng ẩm.
- D. Khô nóng
Câu 7: Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn do:
- A. Độ ẩm không khí cao.
- B. Nằm nơi địa hình chắn gió.
- C. Ảnh hưởng của biển.
- D. Đón gió mùa Đông Bắc lạnh
Câu 8: Miền khí hậu nào có mùa mưa lệch về thu đông?
- A. Miền khí hậu phía Bắc (từ vĩ tuyến 18°B trở ra).
- B. Miền khí hậu phía Nam (Nam Bộ và Tây Nguyên).
- C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn (từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh).
- D. Miền khí hậu biển Đông Việt Nam.
Câu 9: Sự thất thường của nước ta thể hiện:
- A. Trong chế độ nhiệt.
- B. Trong chế độ mưa.
- C. Chủ yếu diễn ra ở miền Bắc và miền Trung
- D. Tất cả đều đúng
Câu 10: Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra tập trung ở các vùng:
- A. Bắc Bộ.
- B. Trung Bộ.
- C. Nam Bộ.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện:
- A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.
- B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.
- C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 12: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu thể hiện:
- A. Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC.
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
- C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 13: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc
- A. Nóng ẩm, mưa nhiều
- B. Nóng, khô, ít mưa
- C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm
- D. Lạnh và khô
Câu 13: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta:
- A. Vĩ độ
- B. Kinh độ
- C. Gió mùa
- D. Địa hình
Câu 14: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào:
- A. Mùa hạ
- B. Mùa thu
- C. Cuối hạ đầu thu
- D. Cuối thu đầu đông
Câu 15: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
- A. Đông Bắc
- B. Tây Nguyên
- C. Duyên hải miền Trung
- D. Nam Bộ
Câu 16: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
- A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ
- C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- D. Nam Bộ
Câu 17: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện:
- A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
- C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.
- D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra.
Câu 18: Những nhân tố nào là nhân tố làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
- A. Vị trí và hình dạng lãnh thổ
- B. Kinh độ
- C. Gió mùa
- D. Cả 3 ý trên.
Câu 19 : Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân:
- A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- B. Đa dạng cơ cấu cây trồng.
- C. Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 22: Việt Nam – đất nước, con người
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước Châu Á
- Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 8 bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á