Trắc nghiệm hóa 10 chương I: Nguyên tử (P2)

5 lượt xem

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 10 chương I: Nguyên tử (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho các ion có cùng cấu hình electron: O, Na$^{+}$, F$^{-}$ bán kính giảm dần theo dãy nào dưới đây?

  • A. O> F$^{-}$> Na$^{+}$
  • B.O> Na$^{+}$> F$^{-}$
  • C. F> O$^{2-}$> Na$^{+}$
  • D. Na> F$^{-}$> O$^{2-}$

Câu 2: Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là

  • A. +79.
  • B. -79.
  • C. -1,26.10 C.
  • D. +1,26.10 C.

Câu : Mệnh đề nào sau đây sai:

  • A. Số proton bằng trị số điện tích hạt nhân
  • B. Số hiệu nguyên tử bằng trị số của điện tích hạt nhân nguyên tử
  • C. Số proton bằng số electron
  • D. Số proton bằng số nơtron

Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng khi nói về nguyên tử?

  • A. Nguyên tử luôn có số (e) bằng số (n)
  • B. Nguyên tử mang điện tích dương hoặc điện tích âm
  • C. Nguyên tử chỉ mang điện tích dương
  • D. Nguyên tử có hạt p, hạt n ở hạt nhân và e ở vỏ nguyên tử

Câu 4: Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 8cm thì đường kính nguyên tử sẽ là:

  • A. 200m
  • B. 800m
  • C. 8000m
  • D. 80m

Câu 5: Oxit Y có công thức MO. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Vậy Y là chất nào dưới đây?

  • A. NaO
  • B. KO
  • C. ClO
  • D. NO

Câu 6: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau về

  • A. Số electron
  • B. Số notron
  • C. Số proton
  • D. Số điện tích hạt nhân

Câu 7: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số notron:

  1. Na;
  2. C;
  3. F
  4. Cl
  • A. 1, 2, 3, 4
  • B. 3, 2, 1, 4
  • C. 2, 3, 1, 4
  • D. 4, 3, 2, 1

Câu 8: Một nguyên tố X có hai đồng vị là X và $^{131}$X

Chọn phát biểu đúng?

  • A. X có ít hơn $^{131}$X 4 notron và 4 electron
  • B. X có ít hơn $^{131}$X 4 notron
  • C. X có ít hơn $^{131}$X 4 electron
  • D. X có ít hơn $^{131}$X 4 proton

Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Tôm-xơn (Thomson) đã đề xuất mô hình nguyên tử, trong đó hạt nhân chỉ chứa các hạt proton và nơtron.
  • B. Hạt nơtron không mang điện, nó được tạo thành bởi sự kết hợp một hạt proton và một hạt electron.
  • C. Khối lượng của electron bằng khoảng 1/2000 khối lượng của proton.
  • D. Đồng vị I của iot được sử dụng tron chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp.

Câu 10: Cho các nhận định sau về cấu hình electron:

  1. Các electron được điền từ phân lớp có mức năng lượng cao tới phân lợp có mức năng lượng thấp hơn
  2. Các electron tối đa trong phân lớp s và p lần lượt là 1 và 3
  3. Các electron được sắp xếp vào các obitan sao cho số electron độc thân là lớn nhất
  4. Các electron trong cùng một obitan cùng quay theo một trục và một chiều xác định

Số nhận định chính xác là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 11: Số electron tối đa trong lớp thứ nhất là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 8
  • D. 18

Câu 12: Phân bố electron trên các lớp K/L/M/N của nguyên tố asen lần lượt là 2/8/18/5. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Lớp ngoài cùng của asen có 2 electron s.
  • B. Điện tích hạt nhân asen là 33+.
  • C. Tổng số electron p của nguyên tử asen là 12.
  • D. Tổng số electron d của nguyên tử asen là 10.

Câu 13: Cho các nguyên tử: X, $_{19}^{39}$Y, $_{13}^{27}$Z.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Số electron trên phân lớp s của Z lớn hơn số electron trên phân lớp s của Y.
  • B. X, Y, Z có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.
  • C. Tổng số electron trên phân lớp s của X và Z bằng nhau.
  • D. Tổng số electron p của Y là lớn nhất.

Câu 14: Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí pau-li?

  • A. 1s2s2p$^{6}$
  • B. 1s2s2p$^{7}$
  • C. 1s2s2p
  • D. 1s2s2p$^{6}$3s$^{1}$

Câu 15: Một ion M có tổng số hạt proton, notron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số hạt electron có trong ion M là?

  • A. 26
  • B. 23
  • C. 24
  • D. 25

Câu 16: Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là

  • A. 6.
  • B. 16.
  • C. 18.
  • D. 14.

Câu 17: Nguyên tử X có ký hiệu X. Cho các phát biểu sau về X:

  1. Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
  2. Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.
  3. X là một phi kim.
  4. X là nguyên tố d.

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?

  • A. (1), (2), (3) và (4).
  • B. (1), (2) và (4).
  • C. (2) và (4).
  • D. (2), (3) và (4).

Câu 18: Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là +8,4906.10 Culong. Tỷ số notron và số đơn vị điện tích hạt nhân của X bằng 1,3962. Số notron của X bằng 3,7 lần số notron của nguyên tử nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức XY. Số hạt proton có trong hạt nhân nguyên tử Y là:

  • A. 19
  • B. 20
  • C. 21
  • D. 22

Câu 19: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là

  • A. 4s
  • B. 4s4p$^{5}$
  • C. 3s3p$^{5}$
  • D. 3d4s$^{1}$

Câu 20: Một nguyên tố X có 3 đồng vị $^{A1}^{A2}^{A3}$X (11%). Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử khối trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số notron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số notron trong đồng vị 1 là 1 đơn vị. A1, A2, A3 lần lượt là:

  • A. 24; 25; 26
  • B. 24; 25; 27
  • C. 23; 24; 25
  • D. 25; 26; 24
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội