Trắc nghiệm hóa học 10 bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 10 bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhóm nguyên tố là tập hợp những nguyên tố mà nguyên tử các nguyên tố này có cùng:

  • A. Số (e)
  • B. Số lớp (e)
  • C. Số (e) hóa trị
  • D. Số (e) lớp ngoài cùng

Câu 2: Tỷ lệ phân tử khối của sunfua của nguyên tố R thuộc nhóm IVA so với phân tử khối bromua của R là 1000: 3771. Vậy R là:

  • A. C
  • B. Si
  • C. Ge
  • D. Sn

Câu 3: X, Y là những nguyên tố có hợp chất khí với hidro có công thức XH, YH (phân tử khối chất này gấp đôi phân tử khối chất kia). Oxit cao nhất có công thức X$_{2}$O$_{b}$, Y$_{2}$O$_{b}$ ( phân tử khối khác nhau 34 đvC). Vậy X và Y là:

  • A. N và P
  • B. C và Si
  • C. F và Cl
  • D. S và Se

Câu 4: Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào

  • A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
  • B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
  • C. số khối và số electron hóa trị.
  • D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.

Câu 5: Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:

[Xe]4f5d6s$^{2}$6p$^{2}$.

Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:

  1. Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
  2. Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
  3. Q là phi kim.
  4. Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 6: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:

  1. Tính kim loại – phi kim;
  2. Độ âm điện;
  3. Khối lượng nguyên tử;
  4. Cấu hình electron nguyên tử;
  5. Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
  6. Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
  7. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.

Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 7: Có những tính chất sau đây của nguyên tố:

  1. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
  2. Bán kính nguyên tử;
  3. Tính kim loại – phi kim;
  4. Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.

Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 8: Có hai chất khí A và B, A là hợp chất của nguyên tố X với oxi, B là hợp chất của nguyên tố Y với hidro. Trong một phân tử A hay B chỉ có một nguyên tử X hay Y. Trong A, O chiếm 50%, trong B, hidro chỉ chiếm 25% về khối lượng. X và Y là:

  • A. S và C
  • B. N và P
  • C. S và P
  • D. P và C

Câu 9: Cho các nguyên tố có điện tích lần lượt là: 5, 20, 26, 27, 28, 29. Số nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm là:

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2

Câu 10: Hai nguyên tố A, B ở hai nhóm kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, tổng số proton trong hai nguyên tử A và B bằng 19. Biết A và B tạo được X trong đó tổng số proton bằng 70. Tìm công thức phân tử của X?

  • A. CS
  • B. AlC$_{3}$
  • C. CaO
  • D. CO

Câu 11: Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?

  • A. Q
  • B. R
  • C. T
  • D. Y

Câu 12: Cho các ion sau: O, Mg$^{2+}$, Fe$^{2+}$, Zn$^{2+}$, Se, Br$^{-}$. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là

  • A. Mg
  • B. Fe
  • C. Zn
  • D. Br

Câu 13: Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?

  • A. X
  • B. X
  • C. X
  • D. X

Câu 14: Oxit của A có công thức hóa học AO$_{y}$ là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:

  1. Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
  2. A là phi kim.
  3. A có độ âm điện lớn hơn oxi.
  4. Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
  5. Hợp chất AO$_{y}$ ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 15: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO. Y tạo với kim loại M một hợp chất có công thức MY$_{2}$, trong đó M chiếm 46,67% khối lượng. Xác định tên nguyên tố M.

  • A. Al
  • B. Fe
  • C. Cu
  • D. Cr

Câu 16: Cho 4 gam một kim loại nhóm IIA, tác dụng với HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Cấu hình của kim loại trên là:

  • A. 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$4s
  • B. 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$3d$^{4}$4s
  • C. 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$3d$^{5}$4s$^{1}$
  • D. 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$3d$^{6}$4s

Câu 17: Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là

  • A. Be
  • B. Mg
  • C. Ca
  • D. Sr

Câu 18: Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết rằng Z(X)< Z(Y). X là

  • A. Mn
  • B. As
  • C. Al
  • D. Ca

Câu 19: Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức RO$_{5}$. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố

  • A. N
  • B. P
  • C. Na
  • D. Mg

Câu 20: Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm (thuộc hai chu kì kế tiếp nhau) tác dụng với một lượng dư HCl thu được 8,3 gam muối khan. Thành phần phần tram về khối lượng của hidroxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là

  • A. 73,68%
  • B. 52,63%
  • C. 36,84%
  • D. 26,32%

Câu 21: Tổng số electron trong anion AB là 32. Trong hạt nhân A cũng như B số proton bằng số notron. Xác định công thức của AB, biết A và B thuộc cùng một chu kì và B là phi kim. Vật A và B là

  • A. O và N
  • B. P và S
  • C. C và N
  • D. Kết quả khác

Câu 22: Cho 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại A và B thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì liên tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được dung dịch D và V lít H. Nếu thêm 0,5 mol AgNO$_{3}$ vào dung dịch D thì chưa kết tủa hết A, B. Nếu thêm 0,7 mol AgNO$_{3}$ vào dung dịch D thì AgNO$_{3}$ còn dư. A và B là:

  • A. Mg và Ca
  • B. Be và Mg
  • C. Ca và Sr
  • D. Kết quả khác

Câu 23: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là:

  • A. K
  • B.Rb
  • C. Na
  • D. Li

Câu 24: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Cấu hình electron của A và B lần lượt là:

  • A. 1s2s2p$^{6}$3s và 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$4s$_{2}$
  • B. 1s2s2p$^{6}$3s và 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$3d
  • C. 1s2s2p$^{6}$3s3p và 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$
  • D. 1s2s2p$^{6}$ và 1s2s2p$^{6}$3s3p$^{6}$3d$^{4}$

Câu 25: Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Số hạt nơtron trong nguyên tử R là:

  • A. 15
  • B. 31
  • C. 16
  • D. 7
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 11 hóa học 10: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học


  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021