Trắc nghiệm hóa học 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

69 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hóa là:

  • A. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính

  • B. Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền

  • C. Sự biến đổi của sinh vật chủ yếu do sự biến đổi của ngoại cảnh

  • D. Các biến đổi nhỏ, riêng lẽ tích lũy thành các biến đổi lớn, phổ biến nhờ chọn lọc tự nhiên

Câu 2: Theo Lamac,ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính:

  • A. Làm tăng tính đa dạng của loài

  • B. Làm cho các loài có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi

  • C. Làm phát sinh các biến dị không di trryền

  • D. Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục

Câu 3: Theo ĐacUyn ,quá trình CLTN có vai trò:

  • A. Hình thành tập quán hoạt động ở động vật

  • B. Tích luỹ các biến dị có lợi,đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật

  • C. Là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
  • D. Tạo sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh

Câu 4: Một tổ chức sinh học được gọi là đơn vị tiến cơ sở khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây?

  1. Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

  2. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

  3. Tồn tại thực trong tự nhiên.

  4. Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.

  • A. (1), (2), (3) và (4)

  • B. (2), (3) và (4)

  • C. (1) và (2)

  • D. (1), (2) và (3)

Câu 5: Phát biểu nào là không đúng với quan niệm của Lamac?

  • A. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp

  • B. Sinh vật vốn có khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện

  • C. Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh nên không bị đào thải

  • D. Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống và tiến hóa

Câu 6: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn so với học thuyết tiến hóa của Lamac là:

  • A. Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh
  • B. Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
  • C. Giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
  • D. Giải thích cơ chế tiến hóa ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm Lamac

Câu 7: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là

  • A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.

  • B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
  • C. những biến đổi do tập quán hoạt động

  • D. biến dị di truyền

Câu 8: Khi nói về học thuyết tiến hóa của Đacuyn, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

  • B. CLTN là quá trình đào thải các sinh vật mang các biến dị không thích nghi và giữ lại các sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng thích nghi.

  • C. Hạn chế của học thuyết tiến hóa Đacuyn là chưa làm rõ được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị.

  • D. Để giải thích về nguồn gốc các loài, theo Đacuyn nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là biến dị cá thể

Câu 9: Trong tác phẩm nguồn gốc các loài,ĐacUyn chưa làm sáng tỏ được:

  • A. Vai trò của CLTN

  • B. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện sống

  • C. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
  • D. Sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng

Câu 10: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?

  1. (1) Đột biến làm phát sinh các alen mới cung cấp nguồn biến dị sơ cấp.

  2. (2) Biến dị cá thể phát sinh trong sinh sản là nguồn biến dị chủ yếu.

  3. (3) Sự tổ hợp các alen qua giao phối tạo nguồn biến dị thứ cấp.

  4. (4) Sự di truyền của các giao tử hay cá thể từ quần thể khác đến đã bổ sung nguồn biến dị cho quần thể.

  • A. 3

  • B. 2

  • C. 1
  • D. 4

Câu 11: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là

  • A. Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
  • B. Chưa hiểu rõ nguyên nhân của phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị
  • C. Chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới
  • D. Chưa thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc của các loài

Câu 12: Phát hiện quan trọng của ĐacUyn về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì?

  • A. các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống nhau mà khác nhau về nhiều chi tiết

  • B. Một số cá thể có khả năng di truyền các biện dị do học tập mà có

  • C. Các biến dị xuất hiện trong sinh sản thì di truyền được

  • D. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối

Câu 13: Những nội dung nào dưới đây là những nội dung mà thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển dựa trên cơ sở về CLTN của Đacuyn?

  1. (1) CLTN không tác động tới tưng gen riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ kiểu gen.

  2. (2) CLTN không chỉ tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ quần thể.

  3. (3) CLTN dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.

  4. (4) Làm rõ vai trò của CLTN theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

  • A. (1), (3) và (4)

  • B. (2), (3) và (4)

  • C. (1), (2) và (3)

  • D. (1), (2) và (4)

Câu 14: Nguyên nhân của sự tiến hóa theo Đacuyn là do:

  • A. Sự nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ chế sinh vật
  • B. Sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh
  • C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
  • D. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật trong thời gian dài

Câu 15: Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CLTN?

  • A. Kết quả của CLTN là sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất.

  • B. Vai trò của CLTN là quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa
  • C. Động lực của CLTN là nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.

  • D. Bản chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 16: Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại?

  • A. Thường biến
  • B. Biến dị

  • C. Đột biến

  • D. Di truyền

Câu 17: Câu nào sau đây đúng?

  • A. Đột biến là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN.

  • B. CLTN là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa
  • C. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp của CLTN.

  • D. Đột biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hóa.

Câu 18: Trong các phát biểu về CLTN dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại?

  1. (1) CLTN làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

  2. (2) CLTN khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

  3. (3) CLTN không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể.

  4. (4) CLTN chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(5) Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.

  • A. 5

  • B. 3

  • C. 6

  • D. 2

Câu 19: Theo Đacuyn loại biến dị nào có vai trò chính trong biến hóa?

  • A. Biến dị xác định
  • B. biến dị không xác định
  • C. Biến dị tương quan
  • D. Biến dị tập nhiễm

Câu 20: CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì

  • A. vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.

  • B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.

  • C. vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen mang đột biến lớn.

  • D. vi khuẩn sinh sản nhanh và ở dạng đơn gen nên gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 25 sinh 12: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội