Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P1)

106 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng về việc tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta?

  • A. Chia nước ta thành quận (hoặc châu)
  • B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Quốc
  • C. Xóa bỏ tất cả các đơn vị hành chính của người Việt
  • D. Tăng cường kiểm soát, của quan lại cai trị tới cấp huyện

Câu 2: Mặc dù các triều đại phương Bắc tăng cường việc cai trị nhưng kết quả là không khống chế nổi

  • A. tỉnh thần của dân tộc ta.

  • B. các làng xóm người Việt.
  • C. cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
  • D. bản sắc dân tộc ta.

Câu 3: Mục đích cuối cùng của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là:

  • A. nô dịch vá đồng hóa dân tộc ta
  • B. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc
  • C. đồng hoá dân tộc Đại Việt, sát nhập Đại Việt vào Trung Quốc
  • D. Tắt cả đều đúng

Câu 4: Các triều đại phương Bắc không chống chế nổi các làng xóm người Việt vì:

  • A. làng xóm là cơ sở xã hội của người Việt
  • B. Làng xóm vẫn do người Việt làm chủ.
  • C. người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán của mình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời nào?

  • A. Thời nhà Triệu.
  • B. Thời nhà Hán.
  • C. Thời nhà Hán, Đường.
  • D. Thời nhà Tống, Đường.

Câu 6: Người Hán truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải:

  • A. phải sùng bái Nho giáo
  • B. học chữ Nho.
  • C. học theo tục lệ Nho giáo.
  • D. thay đổi phong tục theo người Hán.

Câu 7: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu:

  • A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.
  • B. biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
  • C. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng.
  • D. biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.

Câu 8: Năm 179 TCN, nước ta bị triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc xâm chiếm:

  • A. Nước ta bị nhà Hán xâm chiếm.
  • B. Nước ta bị nhà Triệu xâm chiếm.
  • C. Nước ta bị nhà Ngô xâm chiếm.

  • D. Nước ta bị nhà Tống xâm chiếm.

Câu 9: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta dưới trời Bắc thuộc là:

  • A. mâu thuẫn giữa gia cấp nông dân với địa chủ phong kiến
  • B. mâu thuần giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
  • C. mâu thuẫn giữa quí tộc, phong kiến Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc.
  • D. Tất cả các mâu thuẫn trên.

Câu 10: Nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc từ năm

  • A. 179 TCN
  • B. 208 TCN
  • C. 111 TCN
  • D. 179

Câu 11: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người phương Bắc nhằm:

  • A. nô dịch dân tộc ta.
  • B. đồng hóa dân tộc ta.
  • C. ru ngủ tầng lớp thanh niên.
  • D. đồng hoá dân tộc ta.

Câu 12: Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc thuộc?

  • A. Vì căm thù sâu sắc chế độ cai trị tàn bạo của kẻ thù.
  • B. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
  • C. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều.
  • D. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn.

Câu 13: Chính sách cai trị của phong kiến phương Băc là hạn chế phát triển sản xuất, duy trì sự nghèo nàn và lạc hậu nhằm mục đích:

  • A. để dễ bẻ thống trị, sai khiến dân tộc ta.
  • B. hạn chế sự chống đối của nhân dân ta.
  • C. đồng hóa dân tộc ta.
  • D. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

Câu 14: Nhà Hán chia nước ta làm mấy quận và sáp nhập vào lãnh thổ nào?

  • A. Ba quận – bộ Giao Chỉ
  • B. Hai quận – nước Nam Việt
  • C. Ba quận – bộ Cửu Chân
  • D. Hai quận – bộ Nhật Nam

Câu 15: Trong thời kì bị phương Bắc xâm lược, đô hộ nhân dân ta một mặt biết tiếp nhận những thành tựu của văn hoá Trung Hoa, “Việt hoá” mặt khác:

  • A. kiên quyết bảo vệ tiếng nói của mình.
  • B. luôn bảo vệ, bản sắc văn hóa dân tộc.
  • C. Nêu cao tinh thần cảnh giác
  • D. Không ngừng đấu tranh vũ trang giành độc lập, tự chủ.

Câu 16: Những chính sách về chính trị - văn hóa – xã hội,… của chính quyền đô hộ phương Bắc nhằm mục đích gì?

  • A. Đồng hóa dân ta về văn hóa
  • B. Đồng hóa dân ta về mặt giống nòi
  • C. Đồng hóa dân ta, thôn tính vĩnh viễn nước ta, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc
  • D. Mở rộng cương vực lãnh thổ, ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc

Câu 17: Triều đại nào ở Trung Quốc đã thực hiện chính sách tăng cường kiểm soát cử quan cai trị tới cấp huyện?

  • A. Nhà Triệu
  • B. Nhà Hán
  • C. Nhà Ngô
  • D. Nhà Đường

Câu 18: Ý nào không phản ánh đúng biến chuyển của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?

  • A. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp
  • B. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh
  • C. Các công trình thủy lợi được xây dựng
  • D. Năng suất lúa tăng hơn trước

Câu 19: Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta

  • A. Đạo Phật được coi là quốc giáo
  • B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
  • C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
  • D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt

Câu 20: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là

  • A. Giao Chỉ và Cửu Chân
  • B. Cửu Chân và Nhật Nam
  • C. Nhật Nam và Giao Chỉ
  • D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc


Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (P2)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội