Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 2: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI-XII) (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 2: Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI-XII) (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt.
- A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.
- B. Do sự xúi giục của Cham-pa.
- C. Để giải quyết những khó khăn ở trong nước.
- D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh
Câu 2: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
- A. Lộ-Huyện-Hương, xã
- B. Lộ-Phủ-Châu, xã
- C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã
- D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã
Câu 3: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là ?
- A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống
- B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
- C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
- D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm
Câu 4: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào?
- A. Cuối năm 1009
- B. Đầu năm 1009
- C. Cuối năm 1010
- D. Đầu năm 1010
Câu 5: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?
- A. Đạo phật
- B. Thiên chúa
- C. Hòa Hảo
- D. Cao Đài
Câu 6: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?
- A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam
- B. Ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
- C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới
- D. Tất cả các ý trên
Câu 7: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”?
- A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động
- B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động
- C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần trình sẽ điều động
- D. Cho những quân sĩ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất
Câu 8: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Lý có ý nghĩa gì đối với xã hội?
- A. Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội
- B. Là điều kiện để Đại Việt mở mang bờ cõi
- C. Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế
- D. Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ
Câu 9: Giữa thế kỉ XI, nhà Tống thường bị hai nước nào quấy nhiễu?
- A. Hai nước Liêu – Hạ
- B. Hai nước Minh – Thanh
- C. Hai nước Thục – Ngô
- D. Hai nước Sở - Hán
Câu 10: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
- A. Quốc triều hình luật
- B. Luật Hồng Đức
- C. Hình luật
- D. Hình thư
Câu 11: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội thời Lý là ?
- A. Nô lệ
- B. Nông dân
- C. Nô tì
- D. Thợ thủ công và thương nhân
Câu 12: Quân đội của nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?
- A. dân binh, công binh.
- B. cấm quân, quân địa phương.
- C. cấm quân, công binh.
- D. dân binh, ngoại binh.
Câu 13: Nông nô thường làm việc ở đâu?
- A. Cày thuê ruộng đất của địa chủ
- B. Trong các xưởng thủ công
- C. Trong các cung điện hoặc các nhà quan
- D. Trong các xí nghiệp, công trường
Câu 14: Thất thủ ở thánh Ung Châu, tướng nào của nhà Tống phải tự tử?
- A. Tô Giám
- B. Quách Quỳ
- C. Triệt Tiết
- D. Hòa Mâu
Câu 15: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
- A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp
- B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh
- C. Trâu bò là động vật quý hiếm
- D. Trâu bò là động vật linh thiêng
Câu 16: Các vua nhà Lý thường về địa phương để làm gì?
- A. Thăm hỏi nông dân
- B. Cày tịch điền
- C. Thu thuế nông nghiệp
- D. Chia ruộng đất cho nông dân
Câu 17: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc………”
- A. Văn hóa Hoa Lư
- B. Văn hóa Đại Nam
- C. Văn hóa Đại La
- D. Văn hóa Thăng Long
Câu 18: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển
- B. Vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó là kinh đô của nhà Đinh- Tiền Lê
- C. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- D. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
Câu 19: Mùa xuân 1077, gắn với lịch sử dân tộc ta như thế nào?
- A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống
- B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên
- C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống
- D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long
Câu 20: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là:
- A. Chương trình thi cử dễ dàng nên một số người đỗ đạt cao
- B. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi
- C. Mỗi năm đều có khoa thi
- D. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 5: Ấn Độ thời phong kiến
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế