Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành
- A. 5 đạo
- B. 13 đạo thừa tuyên
- C. 10 lộ
- D. 5 phủ
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?
- A. Gồm 2 bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp địa phương
- B. Tính chuyên môn hóa cao, nhà nước khuyến khích phát triển.
- C. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất
- D. Thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp
Câu 3: Nhà Minh đã đổi Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc đó là quận gì?
- A. Quận Cửu Châu
- B. Quận Nhật Nam
- C. Quận Giao Chỉ
- D. Quận Hợp Phố
Câu 4: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách?
- A. lộc điền
- B. quân điền
- C. điền trang, thái ấp
- D. thực ấp, thực phong
Câu 5: Tháng 10.1426, 5 vạn viện binh của giặc do tướng nào chỉ huy kéo vào Đông Quan?
- A. Trương Phụ
- B. Liễu Thăng
- C. Mộc Thạnh
- D. Vương Thông
Câu 6: Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến thời Lê sơ?
- A. Hình thành nền quân chủ quý tộc
- B. Hình thành nền quân chủ quan liêu
- C. Hình thành nền quân chủ chuyên chế tập quyền cao
- D. Hình thành nền quân chủ phân quyền
Câu 7: Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh
- A. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp
- B. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp
- C. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệp
- D. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp
Câu 8: Hãy cho biết tên 2 tướng tài của Trùng Quang đế?
- A. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân
- B. Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị
- C. Đặng Tất và Đặng Dung
- D. Nguyễn Tất và Nguyễn Cảnh Dị
Câu 9: Nhiệm vụ chính của các quan xưởng do nhà nước lập ra dưới thời Lê sơ là gì?
- A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao,
- B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.
- C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.
- D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.
Câu 10: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca
- A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
- B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo
- C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo
- D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản giữa đường lối kháng chiến của nhà Hồ so với nhà Trần là:
- A. Thiên về phòng thủ, bị động.
- B. Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui chiến lược.
- C. Huy động sức mạnh toàn dân.
- D. Thực hiện “Vườn không nhà trống”.
Câu 12: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?
- A. Lam Sơn (Thanh Hóa)
- B. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)
- C. Linh Sơn (Thanh Hóa)
- D. Lam Kinh (Thanh Hóa)
Câu 13: Bài học kinh nghiệm điển hình được rút ra từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh do nhà Hồ lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh thời kì sau là
- A. Phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
- B. Phải đoàn kết được toàn dân tộc
- C. Phải quy tụ được những tướng lĩnh tài giỏi
- D. Phải có những cách đánh giặc độc đáo
Câu 14: Tháng 11-1406 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng ở quốc gia Đại Ngu?
- A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
- B. Quân Minh tràn vào xâm lược
- C. Nhà Hồ sụp đổ hoàn toàn.
- D. Cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Hồ bùng nổ.
Câu 15: Vương triều mới được ra đời sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được gọi là :
- A. Lê sơ
- B. Lê trung hưng
- C. Mạc
- D. Trịnh
Câu 16: Vị trạng nguyên nào của Việt Nam nổi tiếng với bài toán cân voi của sứ thần Trung Quốc?
- A. Lê Quý Đôn
- B. Mạc Đĩnh Chi
- C. Lương Thế Vinh
- D. Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 17: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.
- A. (1) Đông Quan (2) Đầu hàng không điều kiện
- B. (1) Chi Lăng (2) thua đau
- C. (1) Đông Quan (2) Mở hội thề Đông Quan
- D. (1),(2) Xương Giang
Câu 18: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?
- A. Bến Bô Cô (Nam Định)
- B. Đồ Sơn (Hải Phòng)
- C. Phú Thọ
- D. Thái Nguyên
Câu 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân
- B. Tinh thần đoàn kết quân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- C. Có một bộ chỉ huy tài giỏi với đường lối chính trị quân sự đúng đắn, sáng tạo
- D. Nhà Minh đang bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu
Câu 20: Hai câu thơ sau phản ánh điều gì?
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
- A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh.
- B. Sự phản bội của một số binh lính.
- C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.
- D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 21: Ôn tập chương IV
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
- Trắc nghiệm lịch sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (P1)
- Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu